6 cách khắc phục lỗi sai trong tiếng Anh mà không làm mất động lực học

BBT: Việc mắc lỗi sai trong quá trình học một ngoại ngữ mới là điều hiển nhiên xảy ra với người học. Mắc nhiều lỗi sai trong quá trình học đôi khi khiến người học cảm thấy chán nản và mất động lực học tập. Vậy làm thế nào để giảm đi những cảm giác tiêu cực này? 

Hãy cùng FLC tìm hiểu qua một cài cách khắc phục lỗi sai trong quá trình học Tiếng Anh mà không làm mất đi sự tự tin cũng như động lực học tập của bạn nhé!


Có nhiều cách để đánh giá học sinh, ví dụ như  thông qua các bài kiểm tra hoặc thông qua quá trình học tập, giáo viên có thể nắm bắt được tiến độ của học sinh. Việc đánh giá không những là để kiểm tra năng lực hay kỹ năng ngoại ngữ, mà còn giúp học sinh cải thiện trong việc học. Để đánh giá chính xác, hãy chú ý đến những lỗi mà học sinh mắc phải khi làm bài kiểm tra, nhất là các lỗi chính tả. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào những lỗi sai có thể khiến học sinh không còn hứng thú với việc học nữa. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi sai mà không làm mất động lực học?

Muốn phát huy năng lực ngoại ngữ của học sinh thì phải tuân theo một trình tự nhất định. Trình tự này cho phép học sinh tiếp cận dễ dàng với việc học, từ đó, sẽ dần cải thiện. Bao gồm có 6 bước như sau:

1) Bám sát vào trọng tâm của bài học

  • Khi bạn soạn đề kiểm tra, hãy suy nghĩ kĩ về phần nội dung bài học mà bạn cần chú trọng vào. Học sinh, nhất là những em học sinh nhỏ tuổi, thường không có khả năng ghi nhớ nhiều lỗi sai. Điều này có nghĩa rằng bạn không chữa nhiều lỗi sai cùng một lúc, mà hãy dần dần chữa từng chỗ một.
  • Đề kiểm tra nên chú trọng vào trọng tâm của bài mà bạn đã dạy trên lớp. Chẳng hạn, trên lớp bạn đã dạy về thì quá khứ và một số từ vựng cụ thể, thì hãy dựa vào bài đã dạy để ra đề kiểm tra, giúp học sinh dễ dàng nhớ được những kiến thức đã học và áp dùng chúng vào bài làm. Đừng lo ngại về trường học mà học sinh làm đúng hết – vì chỉ cần sau một tháng hay sau một kỳ học, bạn sẽ hiểu rõ được điểm yếu của các em nằm ở đâu.
  • Chỉ nên sửa những lỗi liên quan đến trọng tâm của bài. Nếu là bài kiểm tra với mục đích đánh giá kỹ năng giao tiếp của học sinh, thì khi chấm hãy sửa những lỗi tiếng Anh có liên quan đến kỹ năng giao tiếp. Hoặc nếu đó là bài kiểm tra về từ vựng hay ngữ pháp, thì nên đặc biệt chú trọng vào những lỗi sai đó.
  • Hãy nhớ rằng nếu chỉ ra quá nhiều lỗi sẽ làm học sinh mất động lực học. Bạn nên ra đề kiểm tra sát với bài học để tránh việc học sinh mắc lỗi.

2) Trao đổi ý kiến với học sinh

  • Trước khi kiểm tra, hãy trao đổi và hướng dẫn học sinh về cách làm. Nêu ra cách thức (và mục đích) làm bài để học sinh hiểu rõ trọng tâm như đã nói ở mục 1.
  • Chú trọng vào mục đích kiểm tra. Ví dụ, nếu bài kiểm tra chủ yếu là về kỹ năng nói hoặc viết thì hãy hướng dẫn để học sinh nắm rõ được mục đích của bài. Thực chất, đây là một cách có hiệu quả, vì học sinh thường có xu hướng mắc nhiều lỗi hơn khi không hiểu rõ mục đích bài làm.
  • Khuyên học sinh không nên quá lo lắng – vì việc mắc lỗi khi học cũng là một phần của quá trình học.

3) ‘Dừng lại’ để thấy được rõ hơn

  • Cho phép học sinh soát lại bài làm của mình. Thay vì làm xong rồi nộp bài luôn – thì sẽ có hiệu quả hơn – học sinh sẽ nhiệt tình hơn – khi có thời gian soát lại bài, tự sửa những lỗi tiếng Anh đã mắc. Cách này sẽ giúp học sinh tự phát huy khả năng kiểm điểm cũng như tự giác trong học tập.Nếu có thể, hãy để học sinh tự soát lỗi của mình. Đừng chữa lỗi sai luôn – mà hãy để học sinh tự nghĩ ra đáp án.
  • Chú ý quan sát xem bài làm của học sinh có sự cải thiện sau khi soát hay không. Nếu có, hãy đưa ra lời khen. Còn nếu không, thì có thể do học sinh chưa hiểu rõ và giáo viên cần phải cho ôn tập lại.

4) Hãy chú ý đến những lỗi sai dễ mắc phải

  • Trong lúc học sinh làm bài, hãy chú ý quan sát những lỗi sai liên quan đến trọng tâm bài học như đã nói ở mục 1. Bỏ qua những lỗi khác – vì bạn có thể sửa vào những lần kiểm tra sau.
  • Tìm hiểu lý do vì sao mắc lỗi, chẳng hạn như do học sinh nhầm với tiếng mẹ đẻ hay là do được thực hành quá ít, v.v. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh lại chương trình dạy sao cho phù hợp hơn.

5)  Đưa ra nhận xét

  • Khi đã hoàn thành bài làm, trước tiên hãy khen ngợi nỗ lực của các em. Sau đó, chữa bài lên trên bảng để học sinh có thể dễ dàng theo dõi xem lỗi sai ở đâu và đáp án đúng là gì.
  • Ngoài ra, bạn có thể (1) cho học sinh gia vào hoạt động Hỏi và Đáp với nhau rồi viết đáp án đúng vào vở, hoặc (2) giao bài tập có liên quan đến phần kiến thức mà học sinh làm sai và hãy ôn tập lại trước khi bạn bắt đầu dạy bài mới. Hãy giao bài tập cho học sinh (có thể là bài tập trực tuyến hoặc bài in ra giấy) mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
  • Cần lưu ý rằng khi áp dụng cách này, giáo viên cần hỗ trợ các em học sinh có học lực yếu.

6) Cho phép ‘nói lại nhưng phải đúng ý’ 

  • Tạo cơ hội cho học sinh cải thiện kỹ năng nói khi học ngoại ngữ là điều tất yếu. Cần cho học sinh thực hành thường xuyên hoặc làm theo cách thức đã nêu ở mục 5. Hơn nữa, áp dụng phương pháp ‘Nói lại nhưng phải đúng ý’ nhằm tạo cơ hội cho học sinh sửa lỗi sai để rèn luyện kỹ năng nói trên lớp, học sinh có thể quay lại bài nói rồi nộp trực tuyến khi giáo viên không có ở trong lớp học. Sẽ hiệu quả hơn nếu luyện cả kỹ năng nói, không chỉ mỗi kỹ năng viết khi học ngoại ngữ.
  • Hãy thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh. Có thế thấy, điều này tạo thêm động lực cho học sinh vì chúng sẽ dựa vào những lỗi sai để cố gắng hơn vào những lần kiểm tra sau.

Cuối cùng, hãy sắp xếp thời gian sao cho phù hợp. Đừng để thời gian chữa bài lấn át thời gian bạn dạy bài mới, vì điều đó có thể khiến lớp học trở nên ít thú vị dần. Vì vậy, không nên để ý đến mỗi lỗi sai mà nên chú trọng vào khả năng và năng lực của học sinh.


Tác giả: Oxford University Press ELT

Nguồn: Correct English Without Lowering Motivation In 6 Simple Steps

Biên dịch: Nguyễn Thu Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.