Những giải pháp thay thế tốt nhất cho bài giảng trong giảng dạy là gì?

BBT: Truyền đạt kiến thức bằng bài giảng, trong thời điểm hiện tại, không còn là lựa chọn được ưu tiên số một trong các lớp học sáng tạo và hiệu quả, bởi vì tính thụ động và một chiều của phương thức này (học sinh lắng nghe, ghi chép trong khi giáo viên sẽ giảng bài, cung cấp tối đa lượng kiến tức trong một buổi học). Thay vào đó, hàng loạt các phương thức thúc đẩy sự tương tác hai chiều, thậm chí là ‘trao quyền” tự chủ trong lớp học cho sự sáng tạo, trao đổi, phát triển và học hỏi lẫn nhau của học sinh, được nghiên cứu và áp dụng. Có thể nói, đây chính là tương lai của giáo dục, một nền giáo dục thúc đẩy sự tự phát triển, tự quản lý và trao đổi kinh nghiệm cá nhân trong khuôn khổ trường học, dưới sự dẫn dắt và hướng dẫn của những “người lái đò” nhiệt huyết và đáng tin tưởng.

Trong bài biên dịch sau, FLC xin giới thiệu với các bạn một bài viết tổng hợp những phương thức học tập thúc đẩu sự chủ động này một cách toàn diện và hiệu quả. Mời các bạn cùng đón đọc.

————-

Với tư cách là giáo viên, khi chúng ta giảng dạy, chúng ta có những chủ đích tốt nhất.

Chúng ta có một khái niệm mà chúng ta muốn cả lớp hiểu, vì vậy chúng ta đứng và giải thích cho học sinh. Chúng ta cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết. Chúng ta cung cấp cho học sinh chi tiết. Chúng ta dự đoán và ngăn chặn những quan niệm sai lầm phổ biến. Giải thích những điều thú vị hơn. Nhấn mạnh sắc thái.

 Vì vậy, việc giải thích mọi thứ không phải là “xấu”. Nhưng trước tiên, hãy làm rõ một số vấn đề. Trò chuyện không phải là giảng giải/ thuyết trình – đó là trò chuyện. Việc trò chuyện với học sinh và mong đợi chúng trả lời một cách có ý nghĩa không phải là thuyết trình – đó là cuộc trò chuyện có trách nhiệm, có thể gần giống với phương pháp thảo luận hoặc đối thoại Socrate hoặc hội thảo Paideia. Việc giải thích một ý tưởng bằng lời nói, đặc biệt nếu được thực hiện để làm rõ bối cảnh hoặc lịch sử của hoàn cảnh – có thể là một công cụ có tác động mạnh mẽ nếu được sử dụng thành thạo.

Ai cũng thích một câu chuyện, và trừ khi bạn nghiêm nghị, học sinh của bạn có thể thích bạn và muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Nhưng bạn không thể ‘cung cấp kiến thức’ hoặc ‘chú thích bằng lời nói’ cho những khám phá và những câu hỏi. Rõ ràng suy nghĩ này xuất phát từ thuyết kiến tạo (constructivism), vì vậy nó nghiêng theo hướng đó. Bài giảng có thể có một vị thế trong giáo dục. Ví dụ, trong giai đoạn xây dựng kiến thức nền tảng của việc học.

Hoặc trong bối cảnh “lớp học đảo ngược” (flipped classroom) nơi “bài giảng” được thiết kế để sử dụng theo tốc độ tiến triển của học sinh (ví dụ: sử dụng các chiến lược quan sát).

Hoặc khi học sinh đã nắm vững tập hợp những kiến thức cốt lõi và sẵn sàng – nhất trí – lắng nghe điều gì đó từ một chuyên gia thành tâm và trung thực, người chỉ có một tiếng đồng hồ để truyền đạt những gì họ hiểu biết. Trong những trường hợp này, khi…

Tất cả học sinh đều có động lực như nhau.

Tất cả học sinh đã thành thạo một số ‘chiến lược lắng nghe’ nhất định.

Tất cả học sinh đều có kỹ năng ghi chú tốt và có thể điều chỉnh các chiến lược đó cho nhiều nội dung, tốc độ diễn đạt, v.v.

Tất cả học sinh đều có kiến thức nền tảng giống nhau.

… thì bài giảng có thể có hiệu quả ở mức độ vừa phải (nhưng ngay cả khi đó, điều đó phụ thuộc vào ý của chúng ta khi nói “hiệu quả”) (Prince 2004)

Danh sách các lựa chọn thay thế cho bài giảng dành cho giáo viên

Vì vậy, dưới đây là danh sách này. Đây là một bài viết thú vị vì phần lớn nội dung của chúng tôi là cung cấp các lựa chọn thay thế cho các bài giảng. Theo cách đó, trang web của chúng tôi nói chung có thể được coi như là một sự tổng hợp các lựa chọn thay thế cho việc giảng bài. Nhưng đối với các thầy cô muốn xem một hình thức mục lục của tất cả mọi thứ được tổng hợp lại, với một số liên kết nhất định cho đến các phân tích chuyên sâu hơn ở chỗ khác, bài đăng này có thể giúp bạn xoa dịu sự khao khát đó. Đây là một danh sách dài. Ý tưởng là nhìn thấy nhiều khả năng tuyệt vời ở một chỗ, chứ không phải viết một cuốn sách.

Một số lưu ý:

  1. Đây là sự kết hợp giữa các mô hình học tập và các chiến lược đọc hiểu vốn có thể được sử dụng để đạt được những gì chúng ta hy vọng một bài giảng có thể – ‘cung cấp thông tin’ và ‘thúc đẩy sự hiểu biết’. Một số trong số này không phải là sự thay thế hoàn hảo cho một ‘bài giảng tuyệt vời’, nhưng hầu hết, về tinh thần và chức năng, đều gần gũi.
  2. Một số ý tưởng không có liên kết – chúng tôi sẽ cố gắng quay lại và bổ sung sau này. Vui lòng đề xuất thêm một số trong các ý kiến nếu bạn biết một ý tưởng nào đó hay ho. Chúng tôi có thể quay lại và bổ sung các liên kết định nghĩa ngắn gọn cho những nội dung tuyệt vời, sau đó giải thích rõ ràng và mở rộng các mục này với những ý kiến, khuôn khổ, chiến lược và công cụ vì một số được thừa nhận là khó hiểu khi chỉ nêu tên. Chúng tôi sẽ bao gồm một số video và khuôn khổ, nhưng điều đó khiến bài viết trở nên dài dòng và tải chậm trên các thiết bị di động nhỏ hơn. Nếu bạn thấy tò mò hoặc mơ hồ và chúng tôi vẫn chưa giải thích rõ ràng điều gì đó bạn muốn tìm hiểu, vui lòng cho chúng tôi biết.
  3. Nếu bạn nhìn vào danh sách này một cách tổng thể, thì rõ ràng là hoặc giáo dục đang thay đổi hoặc có một loạt những công cụ mà nó đang bỏ qua để không thay đổi.

50 lựa chọn thay thế cho bài giảng

  1. Học tập tự chủ/ tự nghiên cứu
  2. Học tập thông qua vui chơi
  3. Học tập dựa theo kịch bản
  4. Học tập dựa trên nền tảng trò chơi
  5. Học tập dựa trên dự án
  6. Phương pháp giảng dạy qua sự tương tác giữa các học sinh trong lớp
  7. Phương pháp giảng dạy bằng thực nghiệm (ví dụ: sử dụng Skype trong lớp học)
  8. Học tập thông qua các dự án
  9. Học tập dựa trên vấn đề
  10. Học tập dựatrên thử thách
  11. Học tập dựa trên câu hỏi
  12. Học tập thông qua thiết bị di động
  13. Học tập được trò chơi hóa (Trò chơi điện tử ứng dụng hóa)
  14. Các dự án phối hợp đồng thời giữa các môn học (Cross-curricular)
  15. Dạy học đối ứng (Reciprocal Teaching)
  16. Phương pháp học tập “lớp học đảo ngược” (“Flipped-class” learning)
  17. Phương pháp học tập kết hợp những trình độ khác nhau được học tập tại những lớp học khác nhau (Face-to-Face Driver blended learning)
  18. Phương pháp học tập kết hợp luân phiên
  19. Phương pháp học tập kết hợp linh hoạt (Flex Blended Learning)
  20. Phương pháp học tập kết hợp ‘Online Lab’
  21. Phương pháp dạy đồng bộ (Sync Teaching)
  22. Phương pháp học tập Kết hợp (Hybrid) và Linh hoạt (flexible) – HyFlex Learning
  23. Mô hình khóa học trực tuyến mở số lượng lớn tự hướng dẫn (Self-guided Massive Open Online Course -MOOC)
  24. Mô hình MOOC truyền thống
  25. Phương pháp học tập dựa trên năng lực
  26. Phương pháp học tập dựa trên câu hỏi

Các Chiến lược đọc hiểu

  1. Hoạt động nhóm‘Write-Around’
  2. Giáo trình 4 kỹ năng “Four Corner”
  3. Trò chuyện có tráchnhiệm (Accountable Talk)
  4. Phương pháp RAFT – Role (Vai trò), Audience (Khán giả), Format (Định dạng), Topic (Chủ đề)
  5. Kỹ năngFishbowl (Một nhóm im lặng lắng nghe nhóm còn lại trao đổi với nhau để tìm hiểu cách mà nhóm này lập luận, giả quyết vấn đề. Sau đó đổi vai giữa hai nhóm)
  6. Tranh luận
  7. Phương pháp ‘Gallery Walk’ (Học sinh tự nghiên cứu kiến thức mới trong từng nhóm nhỏ, sau đó truyền đạt lại cho nhau, học sinh vừa là người dạy vừa là người học)
  8. Chiến lược giảm bớt văn bản (Text Reduction strategy)
  9. Những vòng tròn đồng tâm (Concentric Circles)
  10. Lập bản đồ khái niệm truyền thống (ví dụ: chiến lược do giáo viên đưa ra – phân tích nguyên nhân-kết quả ‘xương cá’)
  11. Lập bản đồ khái niệm cá nhân hóa và mô phạm (học sinh được thiết kế và xác định mức độ kiến thức và mô hình tư duy của mình)
  12. Thử nghiệm giả (Mock Trial)
  13. Video thực tiễn + đặt câu hỏi mang tính học thuật
  14. Hội thảo Paideia
  15. Hội nghị chuyên đề
  16. Hội thảo Socrate
  17. Chiến lược Kỹ thuật xây dựng câu hỏi (QFT Strategy)
  18. Hiểu được/ đạt được khái niệm
  19. Hoạt động đọc-tư duy theo hướng dẫn (Directed Reading Thinking Activity)
  20. Thu nhỏ đoạn văn
  21. Quy trình FRAME
  22. Chiến lược ghép hình (Phương pháp Nhóm học tập Jigsaw)

Các lựa chọn thay thế khác cho bài giảng dành cho giáo viên

  1. Hoạt động xây dựng nhóm dựa trên nội dung
  2. Mô phỏng học tập (Learning Simulations)
  3. Nhập vai
  4. Kim tự tháp nhận thức Bloom
  5. Chuyến đi thực địa ảo (Virtual Field Trip)
  6. Tham quan thực tế
  7. Trò chơi ngoại khóa ‘Scavenger Hunt’ kỹ thuật số (Digital Scavenger Hunt)
  8. Trò chơi ngoại khóa ‘Scavenger Hunt’ thực tế (Physical Scavenger Hunt)
  9. Cái gì? Vậy thì sao? Phải làm gì tiếp theo?

Bài đăng này được tài trợ bởi các chương trình đào tạo thạc sĩ trực tuyến của SEU. SEU chỉ đơn giản yêu cầu chúng ta viết về việc học tập đang thay đổi như thế nào và những điều cập nhật mà giáo viên cần biết và cho bạn biết về chương trình của họ.

Nguồn: What Are The Best Alternatives To Lecture In Teaching?

Biên dịch: Hoàng Bá Cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.