Các yếu tố tạo nên thành quả học tập là gì?
Trước hết, cần đưa ra một định nghĩa dành cho giáo viên đứng lớp. Một lớp học là nơi mà có mục tiêu chính là nâng cao trình độ của các tiêu chuẩn học tập. Tất cả những thứ khác, dù được đánh giá cao hay bị coi nhẹ đều là thứ yếu. Lớp học, chương trình học và việc giảng dạy đều được xây dựng một cách có chủ ý để giúp học sinh đạt thành quả học tập. Nếu đó là mục tiêu của giáo viên thì các trọng tâm là gì? Điều gì là quan trọng? Chúng ta hãy xem xét 6 yếu tố liên quan sau đây. 1- Chất lượng thiết kế giảng dạy Có vô số yếu tố tạo nên thành quả học tập của học sinh nhưng ít có yếu tố nào có ảnh hưởng lớn như việc thiết kế giảng dạy. Đây có thể là tựa đề của cả một quyển sách, hoặc một trang mạng xã hội. Nhưng cần xét rằng sự hiểu biết phần lớn là một sản phẩm thiết kế bắt đầu bằng các yếu tố vĩ mô như những gì cần học (chương trình giảng dạy), cần được sắp xếp theo trình tự ra sao, (bản đồ chương trình giảng dạy) và làm cách nào để mỗi yếu tố đều được thiết kế để tối đa hoá cơ hội học tập. 2. Tính chính xác và sự liên kết Diễn giải một cách chính xác các tiêu chuẩn – không đơn giản hoá quá mức, cũng không làm chúng trở nên phức tạp hơn thực tế. Biết rõ mỗi tiêu chuẩn là gì, hiểu chính xác những gì học sinh cần biết và có thể làm để đạt được. Nhìn nhận một cách chính xác tính nghiêm ngặt của tiêu chuẩn, có nghĩa là biết rõ những gì tiêu chuẩn đề ra chứ không phải nhưng gì bạn nghĩ nó phải là. Các tiêu chuẩn mô tả trình độ tối thiểu cần đạt, bạn hãy thoải mái đưa học sinh lên cao và xa hơn trình độ tối thiểu đó, sau khi họ đã nắm vững ngôn ngữ mô tả trong tiêu chuẩn. Hãy xem xét việc sử dụng mạng lưới học tập chuyên nghiệp. Việc hợp tác với các giáo viên khác là rất quan trọng , không nhất thiết phải thông qua quá trình 9 bước chính thức của cộng đồng học tập chuyên nghiệp (PLC), mà có thể thông qua hội thoại để cố gắng hiểu rõ hơn những gì các tiêu chuẩn diễn đạt và ngụ ý. Điều chỉnh cho việc thực hành của học sinh ngang bằng với tiêu chuẩn. Bài tập học sinh làm suốt năm học sẽ không còn chỉ là “thu hút” học sinh hay khuyến khích họ “tư duy, làm,và sáng tạo’ . Những điều này rất tuyệt vời, nhưng nếu không có sự liên kết giữa thực hành và tiêu chuẩn thì trình độ thông thạo sẽ không thể hiện được, vì học sinh không nắm vững tiêu chuẩn mà chỉ tư duy, làm, và sáng tạo. Kế hoạch thiết kế ngược của quyển sách Hiểu về thiết kế rất có ý nghĩa ở đây, nghĩa là, hãy làm theo. Liên kết giữa sự sẵn sàng của học sinh với tiêu chuẩn học tập. Hãy nghĩ đến vùng phát triển gần (sự khác biệt giữa những điều mà trẻ có thể hoàn thành một cách độc lập và những điều mà trẻ có thể đạt được với sự hướng dẫn và khích lệ từ người cộng tác có chuyên môn.). Không ích lợi gì khi đề ra yêu cầu quá nghiêm ngặt cho những học sinh thiếu kiến thức nền, kiến thức về nội dung hay khả năng đọc viết và buộc họ phải đạt được kết quả như bạn mong đợi. Hãy gặp học sinh ngay ở chỗ của họ có ngụ ý đúng như thế. Bắt đầu từ trình độ hiện tại của họ và đưa họ tiến lên cao hơn. Xem xét việc sử dụng quyển sách Hiểu về Thiết kế đặc biệt là tư duy thiết kế ngược. 3. Hình thức dữ liệu và chất lượng Khuynh hướng đánh giá và cách đo lường mức độ hiểu sẽ cung cấp dữ liệu hữu ích để giáo viên có thể nắm bắt và sử dụng nhằm sửa đổi cách giảng dạy vốn được thiết kế theo kế hoạch dự định từ trước. Giáo viên có thể sử dụng các dữ liệu mới mẻ, đáng tin cậy và có liên quan mà học sinh có thể hiểu để họ biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu đánh giá không trả lời câu hỏi –bây giờ làm gì? thì đó là một đánh giá có giá trị hẹp. Dữ liệu — đó là chương, bài học, và hoạt động được thiết kế để đáp ứng linh hoạt với dữ liệu một cách chân thực chứ không đặt hết lên vai giáo viên trong quá trình đang diễn ra hay tệ hơn nữa đặt vào các buổi họp nhóm dữ liệu ở địa phương Hãy xem xét việc sử dụng câu hỏi cuối giờ, một kỹ thuật nhằm tập hợp và báo cáo dữ liệu một cách nhất quán. 4. Tiếp cận toàn bộ ngôn ngữ Biết đọc là khả năng đọc các văn bản đa dạng một cách toàn diện và với tư duy phê phán. Có thể giải mã các văn bản ở các cấp lớp có độ phức tạp thích hợp và phân chia văn bản thành từng phần vế mặt ý nghĩa, bằng chứng, đề tài và thủ thuật. Hơn nữa tiếp cận toàn diện là khả năng viết mạch lạc và thuyết phục về những gì đã đọc, đã học và tư duy cho nhiều đối tượng đa dạng và các mục đích khác nhau. thông qua các hình thức vật lý và kỹ thuật số.Tóm lại đó là khả năng sử dụng quá trình viết để tạo ra và hoàn chỉnh các lập luận, kể lại các kinh nghiệm cho mục đích thực tế hay học thuật. Xem xét việc sử dụng các bài tập RAFT —khuyến khích sinh viên đáp ứng các yêu cầu viết ở các góc độ khác nhau : vai trò người viết, khán giả, hình thức và đề tài. 5. Động cơ và sự gắn kết của học sinh Nỗ lực của học sinh, có nghĩa là giúp phát triển động cơ nội tại, nâng đỡ về mặt tình cảm, về tri thức, giúp hiểu biết suy nghĩ của chính họ (siêu nhận thức ) để họ hoàn toàn đắm mình trong quá trình làm chủ nội dung học tập. Nỗ lực của học sinh là tất cả. Dạy học mà không có sự gắn kết cũng giống như dùng twitter mà không có người theo dõi, hát trong một sân vận động trống không, hay khiêu vũ một mình trong bóng tối. Chúng ta hay dùng những từ như sự gắn kết của học sinh , lấy học sinh làm trọng tâm, tính ham hiểu biết v.v…tất cả đều rất hay. Nhưng một học sinh có động lực mà không có kỹ thuật hay chỉ có nguồn lực hạn chế, thậm chí một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng sẽ làm tốt hơn ngàn vạn lần so với một học sinh thờ ơ trong lớp học của thế kỷ 21. Hãy xem xét sử dụng phản hồi học tập nhất quán có ý nghĩa đối với học sinh, đưa ra các củng cố tich cực, các chỉ số tiến bộ rõ ràng cho học sinh ( thử nghĩ đến trò chơi điện tử, vốn thường xuyên làm rõ cho người chơi có hay không, tốt hay xấu, ấm hơn hay lạnh hơn), cũng có thể nghĩ đến ứng dụng trò chơi điện tử — điểm, trình độ, phù hiệu, mở khoá và rất nhiều “giọng nói” cùng sự lựa chọn; cũng có thể làm việc trong vùng phát triển gần của học sinh, tạo cảm giác bài học được thiết kế riêng cho họ, như vậy sẽ có trọng lượng hơn là “một-cỡ- cho- tất-cả, hãy- làm- như -thế- vì- tôi- bảo- thế “ ; Quyển sách “ Teaching What Matters Most” (Dạy những gì quan trọng nhất) của , Strong, Silver và Perini là nguồn tài liệu rất tốt. 6. Chuyển giao Nếu cần dẫn ra một chỉ báo cho thấy những yếu tố trên có hiệu quả thì đó là chuyển giao tự khởi. Chuyển giao tự khởi là chỉ số quan trọng của sự hiểu biết. Có thể định nghĩa chuyển giao tự khởi là khà năng chuyển đổi kiến thức đến một văn cảnh mới và không quen thuộc, thường không được gợi ý. Nói cách khác, học sinh biết phải sử dụng kiến thức nào khi được yêu cầu. Tác giả : Terry Heick Chuyển ngữ: Bích Hạnh Nguồn: An Efficient Classroom: 6 Factors Of Academic Achievement |