BBT: Trí tưởng tượng và sự sáng tạo, những khái niệm mà nhiều người tin rằng sẽ phụ thuộc vào khả năng tự nhiên của mỗi người, liệu có liên quan và chịu những tác động gì từ hệ thống Giáo dục? Để rõ hơn về mối quan hệ này, FLC xin gửi tới các bạn một góc nhìn của tác giả Geoff Weiss.
Trong một thế giới bị bao vây bởi những thách thức kinh tế, bất hòa văn hóa và suy thoái môi trường, nhà triết học người Anh, Sir Ken Robinson tin rằng ông có giải pháp cho những vấn đề cơ bản nhất của con người: Trí tưởng tượng.
Robinson nói, khái niệm sáng tạo đã được phát triển là đặc điểm nổi bật của con người, điều mà cho phép chúng ta xem xét quá khứ cũng như dự đoán tương lai, để không ngừng sáng tạo, tái tạo lại cuộc sống của mình. Nhưng nhiều người trong chúng ta đã mất đi sự liên kết với một trí tưởng tượng vươn xa và đầy triển vọng.
Để khai thác đầy đủ hơn về trí tưởng tượng này của chính chúng ta, Robinson đặt vấn đề với tình trạng hệ thống giáo dục của chúng ta – điều mà ông khẳng định “sử dụng công nghệ thế kỷ 21 nhưng với tư duy thế kỷ 19”. Ông lập luận rằng nó không thay đổi nhiều kể từ khi thành lập và có xu hướng loại bỏ những “món quà” tốt nhất của chúng ta.
Robinson đã phát biểu tại một hội thảo về lãnh đạo tư tưởng được tổ chức vào tháng trước ở New York, có sự góp mặt của cựu Tổng thống Bill Clinton và được tài trợ bởi The Fragrance Foundation.
Theo Robinson, có ba cách mà hệ thống giáo dục toàn cầu cần thay đổi để thúc đẩy kiểu tư duy kinh doanh quan trọng đối với sự thành công – và tồn tại – của thế giới:
1. Sự nhấn mạnh về sự phù hợp. Trong khi cuộc sống của con người phát triển dựa trên viễn cảnh đa dạng, các trường học thường “đóng hộp” chúng ta vào những chương trình giảng dạy định sẵn mà có thể cảm thấy vừa không thực tế, vừa cũ kỹ.
Robinson cho biết: Việc nghiên cứu các môn học không giúp chúng ta về những mục tiêu muốn đạt được trong các kế hoạch lớn , các trường học hoạt động giống như những cỗ máy mang lại hiệu quả và tiêu chuẩn hóa, trong khi con người đã phức tạp hơn rất nhiều.
2. Sự nhấn mạnh về sự tuân thủ. Trong khi các giáo viên tuân theo các chế độ để hạn chế sự không vâng lời, thì năng lượng thực sự lại đến từ sự sáng tạo và sự đa dạng, ông khẳng định. Robinson nói, nhấn mạnh vào kỷ luật có thể mang lại những số liệu thống kê đáng kinh ngạc: một phần ba học sinh trung học thậm chí không tốt nghiệp và 50 phần trăm người lớn cho rằng họ đang chán nản và không có hứng thú trong công việc, Robinson nói.
3. Sự nhấn mạnh của Giáo dục trên một con đường thẳng. Theo Robinson, hệ thống giáo dục của chúng ta hoạt động theo giả định rằng mọi người nên đi theo cùng một con đường – từ tiểu học đến đại học – khi thực tế, cuộc sống được cấu tạo một cách “hữu cơ”, theo từng khoảnh khắc, theo Robinson. Một số người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh – Richard Branson và Steve Jobs trong số họ – đã không tốt nghiệp đại học.
Và sự đổi mới không bao giờ là một đường thẳng. Theo Robinson, Kodak được coi là chiếc iPad của thời đó, nhưng vào thời điểm hiện tại, họ đã phá sản – máy ảnh của họ có nhiều khả năng được tìm thấy trong bảo tàng hơn là vật dụng thông thường. Cuối cùng, iPad rồi cũng sẽ trở thành một di tích đã qua.
Nếu như H.G. Wells nói, “nền văn minh là cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm họa”, thì mỗi ngày là một cơ hội để học hỏi điều gì đó mới. Nhưng để chiến thắng, điều quan trọng là phải khai thác sức mạnh bẩm sinh của chúng ta. Như Robinson cuối cùng đã nhìn thấy điều đó: “Sáng tạo là đưa trí tưởng tượng hoạt động, và đổi mới là đưa những ý tưởng tốt vào thực tế.”
Tác giả: Geoff Weiss
Biên dịch: Lê Dạ Hương