Tiếp theo Chương VII (Section 7), chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Chương VIII (Section 8) của tài liệu này.
Tên tài liệu: Ngăn chặn bạo lực học đường (tt)
THU HÚT CỘNG ĐỒNG THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
Những hoạt động phòng chống bạo lực đạt hiệu quả cao hơn nếu được cộng đồng trợ giúp. Các mối quan hệ hợp tác với các nhóm cộng đồng gồm có các dịch vụ y tế, cảnh sát, các tổ chức tín ngưỡng, các dịch vụ ngoài học đường, các nhóm thanh niên, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và những doanh nghiệp địa phương đều có thể giúp truyền tải thông điệp và đưa kiến thức chuyên môn và nguồn lực vào những hoạt động phòng chống bạo lực. Sau đây là các cách thức kêu gọi cộng đồng tham gia (xem khung 8.2 về hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác cộng đồng):
1. Khuyến khích mọi trẻ em đăng ký học và đi học đều đặn
Cung cấp giáo dục và các hoạt động có tổ chức chính là một hình thức phòng chống bạo lực. Các cộng đồng có thể đóng góp và khuyến khích trẻ em đăng ký đến trường bằng cách quảng bá nhà trường và xây dựng những lợi ích giáo dục lâu dài trong cộng đồng, khuyến khích các thành viên cộng đồng có mặt vào những ngày khai trường, xác định và gỡ bỏ các rào cản ngăn trở việc tham gia hoạt động; Có thể khuyến khích cộng đồng tham gia bằng nhiều cách, chẳng hạn, tặng các ưu đãi như cung cấp dịch vụ đi lại ở các vùng nông thôn, tặng học bổng để trang trải chi phí tài chính cho giáo dục, và trợ cấp cho gia đình thu nhập thấp, đồng thời hoạt động để thay đổi những thái độ tiêu cực xung quanh việc giáo dục nữ giới và xúc tiến các điều kiện thuận lợi khuyến khích nữ sinh đến trường, ví dụ, bảo đảm có nhà vệ sinh riêng biệt cho nữ sinh và cung cấp các sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
2. Lưu ý đến các cơ quan phối hợp đa ngành hiện có như uỷ ban phòng chống bạo lực cộng đồng và…
…a) thu hút các thành viên cộng đồng tham gia nhóm điều phối thuộc trường học (xem thêm Chương I) và những hoạt động đã được lên kế hoạch
Một cách đơn giản để nhận được sự quan tâm của cộng đồng là mời các thành viên cộng đồng tham dự vào uỷ ban trường học chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phòng chống, chẳng hạn phát triển bộ khung phòng chống bạo lực học đường và những kế hoạch hành động trong đó. Do đó, nhóm điều phối của trường (Chương I) có thể là khởi điểm hữu ích để vận động sự tham gia của cộng đồng, giúp bảo đảm rằng những hoạt động của nhà trường phản ánh và liên kết với những nỗ lực hiện có trong cộng đồng. Tìm thêm những lời khuyên hữu ích và những hướng dẫn về cách thức vận động các thành viên cộng đồng trong Khung 8.1.
Khung 8.1 Tuyển dụng thành viên cộng đồng vào uỷ ban điều phối
Chỉnh sửa cho phù hợp từ Raising Voice – Bộ giáo cụ lành nghề http://raisingvoices.org/good-school/. |
…b) Tham gia và đại điện cho nhà trường tại các uỷ ban điều phối cộng đồng hiện có để phòng chống bạo lực hay phát triển trẻ em
Nhiều cộng đồng địa phương tham gia vào các nỗ lực phối hợp phòng chống bạo lực, tập hợp các bộ phận trọng yếu như y tế, cảnh sát, giáo dục và các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội. Các hoạt động phối hợp có thề giúp đỡ giải quyết các nguyên nhân bạo lực một cách trọn vẹn hơn và gia tăng sự hỗ trợ cộng đồng cho nạn nhân và thủ phạm (WHO, 2002; WHO, 2015).
…c) Phối hợp với các tổ chức cộng đồng để triển khai các hoạt động liên kết nhằm giải quyết bạo lực
Với thời gian và nguồn lực lớn hơn, các trường học có thể nhắm đến việc hình thành những mối quan hệ cộng tác giữa nhà trường với các tổ chức và dịch vụ cộng đồng có thể giúp hỗ trợ việc phòng chống bạo lực. Các tổ chức và dịch vụ cộng đồng có thể giúp đỡ, bằng cách:
- Mở rộng sự giúp đỡ của các trường học để đối phó với bạo lực hoặc cải thiện hoàn cảnh gia đình (Chương V). Nhà trường có thể là điểm liên lạc đầu tiên cho trẻ gặp vấn đề bạo lực và có thể giúp trẻ tiếp cận với những dịch vụ khác. Các dịch vụ có thể liên kết bao gồm các dịch vụ y tế, bảo trợ xã hội, hỗ trợ pháp lý, đường dây trợ nóng và các dịch vụ tư vấn. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, chương trình Phòng chống Bạo lực hẹn hò có tên gọi là Hẹn hò An Toàn (xem Chương III) bao gồm các hội thảo về bạo lực hẹn hò dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng chẳng hạn các dịch vụ y tế, dịch vụ sức khoẻ tinh thần, các đường dây nóng và sở cảnh sát. Các hội thảo nâng nhằm nâng cao nhận thức chuyên môn về bạo lực hẹn hò và gia tăng sự hỗ trợ của cộng đồng dành cho các nạn nhân và thủ phạm (Foshee et al, 1998).
- Hỗ trợ việc triển khai và và đánh giá các hoạt động. Các nhóm cộng đồng cung cấp các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau nên rất hữu ích trong việc triển khai các hoạt động. Các trường học có thể là nơi trung lập và dễ tiếp cận để hội họp và tổ chức những hoạt động như vậy. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ và Châu Mỹ La tinh, các nhân viên cảnh sát đã được huấn luyện để hướng dẫn một chương trình học về phòng chống bạo lực băng đảng (Giáo dục và Huấn luyện chống Băng đảng, viết tắt là G.R.E.A.T.). Chương trình này sử dụng các nhân viên cảnh sát có nhiều kinh nghiệm đối phó với băng đảng trong cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển các mối quan hệ tích cực với cảnh sát (Ebsensen et al, 2012). Các mối quan hệ hợp tác với các trường đại học cũng có thể hỗ trợ thu thập và quản lý chặt chẽ dữ liệu (Chương II) hay đánh giá các hoạt động (Chương IX).
- Vận hành các câu lạc bộ (CLB) sau giờ học. Các câu lạc bộ ngoại khoá là các hoạt động tự nguyện, được giám sát và tổ chức trong khuôn viên trường học sau khi kết thúc buổi học trong ngày hoặc vào những ngày nghỉ lễ (WHO, 2015). Các hoạt động thường có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lãnh vực như thể thao, khiêu vũ, nghệ thuật và thủ công, dạy các kỹ năng giúp tìm việc làm và hỗ trợ học tập. Các CLB này được cho là có lợi trong việc ngăn chặn bạo lực vì nhiều lý do. CLB có vai trò giám sát và thực hiện các hoạt động vào đúng thời điểm trong ngày lúc bạo lực thanh thiếu niên đạt đỉnh điểm (ví dụ như sau khi ngày học kết thúc), giúp trẻ gắn kết với nhà trường và tạo cơ hội học tập và thực hành các kỹ năng mới, bao gồm các kỹ năng xã hội và kỹ năng cảm xúc để có thể bảo vệ trước hành vi bạo lực (WHO, 2015). Những CLB ngoài giờ cũng tạo cơ hội để phát triển các mối quan hệ bạn bè , nâng cao lòng tự trọng, tính chuyên cần và cải thiện điểm số, cũng như giảm thiểu hành vi có vấn đề (Durlak et al, 2010).
- Sử dụng không gian và sự kiện cộng đồng để quảng bá những hoạt động ngăn chặn và phòng chống bạo lực. Các tổ chức cộng đồng có thể tạo không gian để truyền đạt các thông điệp thông qua các cuộc triển lãm học tập của học sinh, chẳng hạn như trong những thư viện địa phương hoặc những trung tâm cộng đồng. Ngoài ra, các trường học có thể đăng cai tổ chức hay tham dự vào những sự kiện cộng đồng, chẳng hạn như tổ chức cho sinh viên đóng kịch hay tổ chức hội thảo hoặc các trạm thông tin.
4. Mở cửa trường học làm nơi thực hiện những hoạt động cộng đồng
Các trường học có thể liên kết với cộng đồng bằng cách cho phép sử dụng cơ sở vật chất của trường cho những hoạt động và sự kiện cộng đồng ngoài giờ lên lớp. Điều này có thể bao gồm cả mở lớp học cho người trưởng thành, hoạt động thể thao, những buổi giải trí hay hội họp cộng đồng và có thể giúp đem cái nhìn tích cực về trường học đến với cộng đồng rộng lớn hơn.
Khung 8.2 Hướng dẫn phát triển các mối quan hệ hợp tác cộng đồng
Những hội liên hiệp giữa cộng đồng và trường học thành công thường lên kế hoạch xác định các mối quan hệ cộng đồng nào cần khuyến khích và có ý tưởng rõ ràng về những gì mà đối tác muốn đạt được.
Chỉnh sửa cho phù hợp từ Chính quyền xứ Wales (2016). Cùng nhau Đối mặt thách thức: Bộ Công cụ gắn kết gia đình và cộng đồng với các trường học xứ Wales. |
Thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động phòng chống bạo lực |
|
Các hành động cốt lõi | Các hành động mở rộng |
• Tham gia các cơ quan điều phối đa ngành nghề như các uỷ ban phòng chống bạo lực cộng đồng.
• Mời các thành viên cộng đồng tham gia vào các uỷ ban điều phối của trường học, xây dựng các chính sách phát triển và những luật lệ ứng xử trường học.
|
• Phát triển các quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng, các cơ quan hoặc các dịch vụ hỗ trợ các hoạt động phòng chống bạo lực, gồm có các câu lạc bộ ngoài giờ.
• Mở cửa trường học làm nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. |
Tài liệu bổ sung
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO) và Phụ nữ LHQ. Hướng dẫn toàn cầu giải quyết bạo lực học đường và bạo lực giới tính. | Bao gồm hướng dẫn về tạo lập mối quan hệ cộng tác với các ban ngành và các thành viên cộng đồng. |
Chính phủ xứ Wales. Cùng nhau đối mặt thách thức: Bộ công cụ liên kết gia đình và cộng đồng dùng cho các trường học xứ Wales. | Bộ công cụ về liên kết gia đình và cộng đồng dùng cho trường học bao gồm phát triển các đối tác cộng đồng đang phát triển và hoạt động của nhiều ban ngành. |