Tiếp theo Chương VI (Section 6), chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Chương VII (Section 7) của tài liệu này.
Tên tài liệu: Ngăn chặn bạo lực học đường (tt)
CHƯƠNG VII: THU HÚT PHỤ HUYNH THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
Cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến các nhận định về giá trị, thái độ và hành vi của con trẻ. Tạo dựng mối quan hệ tích cực và ý nghĩa giữa nhà trường và phụ huynh có thể hỗ trợ cho các nỗ lực về phòng chống bạo lực và cải thiện quá trình học tập. Các chương trình phòng chống bạo lực học đường sẽ không hiệu quả nếu trẻ em bị bạo hành từ trong gia đình. Trẻ em có thể lập lại các hành vi học được tại nhà lúc chúng ở trường. Do đó, nhà trường có vai trò xác định và tìm giải pháp cho tình trạng bạo lực tại gia đình của học sinh và những nguy cơ tiềm ẩn khác ảnh hưởng đến phúc lợi của trẻ
Các sáng kiến cấp trường nhằm mời gọi phụ huynh tham gia hoạt động gồm có:
1. Trò chuyện với phụ huynh về chính sách của nhà trường đối với hành vi bạo lực và những hoạt động phòng chống bạo lực
Trò chuyện với phụ huynh về những chính sách và các hoạt động phòng chống bạo lực có thể nâng cao nhận thức về bạo lực của phụ huynh và nhận được sự hỗ trợ từ họ . Phụ huynh cần hiểu vì sao nhà trường cần hành động đối với bạo lực, những chiến lược nhà trường sử dụng, những thông điệp gửi đến họ, cách nói chuyện về vấn đề bạo lực với con trẻ và trợ giúp chúng. Trường học có thể thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các khoá học, các nhóm hỗ trợ, các website và thông tin bằng văn bản. Chẳng hạn như KiVa phòng chống bắt nạt (Chương III) có phần hướng dẫn dành cho phụ huynh về hành vi bắt nạt. Phần hướng dẫn này bao gồm thông tin về các hoạt động, các kiểu hiếp đáp kẻ yếu và những nguyên nhân của hành vi này, cách nhận biết hành vi bắt nạt, các biện pháp đối phó và cách giúp đỡ trẻ khi chúng bị bắt nạt.
2. Truyền tải thông điệp đến phụ huynh về việc trợ giúp con cái học tập
Sự quan tâm của cha mẹ đến sinh hoạt tại trường của con cái có thể giúp cải thiện hành vi và thành tích học tập của con trẻ (trích WHO, 2015). Trò chuyện với phụ huynh về cuộc sống tại trường học có thể khiến họ quan tâm hơn và tạo thêm cơ hội cho cha mẹ và con trẻ thảo luận và thực hành các kỹ năng và những thông điệp tiếp thu tại trường. Giao tiếp hai chiều tốt đẹp là điều mấu chốt (trích UNICEF, 2009). Nhà trường nên tạo cơ hội cho phụ huynh biết được con cái mình đang học tập những gì và bàn luận với chúng về các vấn đề chúng quan tâm. Nhóm điều phối có thể là điểm bắt đầu để thiết lập một diễn đàn bàn luận và chia sẻ thông tin.
Những cách khác để đưa thông tin đến cho phụ huynh có thể là:
- Mời cha mẹ đến trường để chứng kiến con mình học tập vào những dịp như ngày dành cho phụ huynh hay các buổi họp giữa phụ huynh và giáo viên;
- Tổ chức sự kiện phản ánh việc học tập của con trẻ (khung 7.1).
- Thông qua trẻ gửi đến phụ huynh các bản tin / thư điện tử hay các hình thức giao tiếp thông dụng khác.
- Cho bài tập về nhà mà cha mẹ có thể cùng tham gia (UNICEF, 2009; Các trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật, 2012).
Khung 7.1: Thu hút sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con trẻ ở Ghana
Một trường học ở Ghana tạo sự thông hiểu của phụ huynh về việc học tập của con trẻ bằng những sự kiện chúc mừng kết quả học tập của học sinh vào mỗi học kỳ. Trong các sự kiện này, trẻ em đóng kịch, ca hát và đọc thơ, đọc truyện liên quan đến việc học của chúng. Các sự kiện tăng thêm giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên, tăng thêm sự hiểu biết của phụ huynh về giá trị của giáo dục và việc học của con cái mình, đồng thời cũng biết cách để trợ giúp con em học tập tại nhà. Việc làm này cũng cải thiện tính kỷ luật tính chuyên cần và thu hút sự quan tâm của cha mẹ với hội phụ huynh học sinh và giáo viên. Nguồn từ UNICEF, 2009 |
3. Làm việc với phụ huynh để nâng cao kỹ năng cơ bản về nuôi dạy con cái và khuyến khích họ dùng các chiến lược phi bạo lực đối với hành vi phản kháng của trẻ
Những thói quen nuôi con tai hại có thể gia tăng nguy cơ bạo lực giữa trẻ em với nhau (WHO, 2015). Nhà trường có thể trợ giúp bằng cách cung cấp các chuyên đề về nuôi dạy con tích cực, các kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, và những chiến lược phi bạo lực để giải quyết hành vi thách thức của trẻ . Các buổi học mang tính tương tác sẽ tạo cơ hội thực hành những kỹ năng mới học một hiệu quả nhất (Kaminski et al, 2008). Phụ huynh sẽ tự nguyện tham gia các hoạt động này tích cực hơn nữa nếu họ ý thức rằng việc làm này sẽ củng cố mối quan hệ với con cái và nhờ đó những biện pháp phòng chống bạo lực học đường sẽ gặt hái thành công (Dawson-McClure et al, 2015). Nhà trường cũng nên chú ý đến đến các sáng kiến nuôi dạy con hiện có trong cộng đồng
4. Mời phụ huynh tham dự vào các uỷ ban điều phối và phòng chống bạo lực
Xem Chương I cách thành lập một ủy ban điều phối bao gồm càng nhiều thành phần càng tốt, và về vai trò và chức năng của nhóm điều phối phòng chống bạo lực. Ngoài ra, các hiệp hội phụ huynh và giáo viên có thể giúp tiếp cận phụ huynh và lên kế hoạch cho các hoạt động mà họ có thể tham gia (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, 2012, UNICEF, 2009).
Về phương diện này, nhà trường có ưu thế vì cha mẹ học sinh đặc biệt dành thời gian quan tâm đến các hoạt động của con em ở trường. Do đó, các buổi họp mặt định kỳ trong trường học và trong cộng đồng để chia sẻ thông tin là điểm khởi đầu hữu ích. Tuy nhiên cần xác định các rào cản tiềm ẩn ngăn phụ huynh tham gia, đồng thời nhận tư vấn từ phía phụ huynh nhằm tìm giải pháp bảo đảm sự tham gia cao nhất. Xem khung 7.2 về các giải pháp thiết thực để duy trì đóng góp của phụ huynh vào những sáng kiến này.
Khung 7.2 Một số cách thức thu hút sự tham gia của phụ huynh
Có thể gia tăng động lực bằng cách:
Giúp đỡ phụ huynh tham dự các cuộc họp bằng cách:
Giúp phụ huynh tiếp cận thông tin tốt hơn bằng cách:
Khuyến khích phụ huynh duy trì tham gia bằng cách:
Việc mời gọi phụ huynh tham gia sẽ thành công hơn nếu
Nguồn: UNICEF, 2009, Dawson-McClure et al, 2015; Các trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh, 2012 |
Xem thêm Bộ Công Cụ Trường Học Tốt của Uganda về nghiên cứu tình huống điển hình. (Khung 4.1)
Thu hút phụ huynh tham gia các hoạt động phòng chống bạo lực |
|
Công việc chính | Công việc mở rộng |
• Tạo mọi điều kiện cho phụ huynh tham gia và được biết thông tin về những hoạt động phòng chống bạo lực và những chính sách giáo dục về hành vi bạo lực.
• Lan tỏa các thông điệp về cách phụ huynh hỗ trợ việc học hành của con trẻ. • Mời phụ huynh tham gia vào các uỷ ban điều phối phòng chống bạo lực. • Tạo ý thức giữa các bậc cha mẹ làm sao để nhận biết và tìm hiểu về bạo lực. |
• Phát triển các chương trình nuôi dạy con cái và làm việc với phụ huynh để cải thiện các kỹ năng cơ bản về cách nuôi dạy con cái và khuyến khích dùng các chiến lược phi bạo lực để đối phó các hành vi thách thức của trẻ. |
Tài liệu bổ sung
Các trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật của Hoa Kỳ. Phụ huynh tham gia hoạt động: chiến lược thu hút phụ huynh tham gia vào chương trình sức khoẻ học đường. | Hướng dẫn cung cấp các chiến lược mà nhà trường có thể sử dụng để gia tăng sự tham gia của phụ huynh vào những hoạt động tăng cường sức khoẻ cộng đồng. |
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF. Sách hướng dẫn. Trường học thân thiện với trẻ em. | Hướng dẫn thực tế giới thiệu các trường học thân thiện với trẻ em, bao gồm hướng dẫn liên quan đến các gia đình và những người chăm sóc trẻ trong việc giáo dục trẻ em. |
Chính phủ xứ Wales. Cùng nhau đối mặt thách thức: là công cụ liên kết gia đình và cộng đồng dùng cho các trường học xứ Wales. | Một bộ công cụ về sự liên kết của gia đình và cộng đồng dùng cho trường học gồm việc hoan nghênh các gia đình liên kết với nhà trường và giúp đỡ các gia đình khác chủ động hỗ trợ học tập của con em họ. |