Tiếp theo Chương V (Section 5), chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Chương VI (Section 6) của tài liệu này.
Tên tài liệu: Ngăn chặn bạo lực học đường (tt)
CHƯƠNG VI: KIỂM TRA BẢO DƯỠNG CÁC TOÀ NHÀ, SÂN BÃI TRƯỜNG HỌC
VÀ CẢI THIỆN CHO PHÙ HỢP
Kiểm tra, xem xét các tòa nhà trong trường và những vùng lân cận là hoạt động quan trọng để ngăn chặn bạo lực. Những chỗ lộn xộn (chỗ tập trung rác rến, đồ đạc hư hỏng, hình vẽ bậy trên tường, Wilcox et al, 2006; Lindstrom et al, 2009; Uline et al, 2008) Những không gian chung không được giám sát (Astor et al, 1999; tổ chức USAID và PEPFAR, 2014; Rapp-Paglicci et al, 2004) hay những khu vực vắng vẻ và thiếu ánh sáng (UNESCO và Phụ nữ LHQ, 2016; USAID và PEPFAR, 2014) có thể gia tăng nguy cơ về sự cố bạo lực và ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.
Có 3 cách cải thiện tình trạng an toàn cho các toà nhà trong trường học và sân bãi:
1. Làm việc với học sinh và giáo viên nhà trường qua nhóm điều phối để xác định những điểm nóng hay xảy ra bạo lực (kể cả các con đường đến trường) và tìm giải pháp cho những khu vực này
Bước đầu tiên là xác định những điểm/khu vực nóng nơi thường xuyên xảy ra bạo lực. Việc này có thể được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập về bạo lực (xem Chương II) hay trực tiếp hỏi học sinh và giáo viên/nhân viên nhà trường. Một cách làm khác là cho các nhóm học sinh xem bản đồ toàn bộ các tuyến đường đến trường và yêu cầu các em xác định chính xác những khu vực và thời gian chúng cảm thấy không an toàn (Khung 6.1). Việc xác định các điểm nóng sẽ không giống nhau giữa các nhóm giới tính và độ tuổi khác nhau do đó hoàn thành bài tập này phải là một nhóm học sinh cùng giới (Leach et al, 2003) thuộc nhiều cấp lớp (Rapp-Paglicci et al, 2004) mới dễ tìm ra giải pháp.
Khung 6.1: Xác định những khu vực nóng bất ổn tại nước Cộng Hoà Dân chủ Công Gô (CHDC Công Gô)
Một bài tập lập bản đồ được giao cho các nhóm nam và nữ sinh ở 54 trường học tại CHDC Công Gô như một phần dự án nhằm tăng cường giáo dục cho các bé gái (tổ chức EAGLE: Trao quyền cho các thiếu nữ lãnh đạo thông qua giáo dục). Trong nhóm, học sinh vẽ bản đồ trường học thể hiện rõ những khoảng không gian chung và các tuyến đường đến trường. Họ tô đậm các khu vực cảm thấy an toàn (bằng chấm màu xanh lá) và không an toàn (bằng chấm màu đỏ), và thảo luận lý do. Những khu vực mà học sinh thường thấy không an toàn là một vài đường phố và khu vực từ nhà đến trường, hoặc sân chơi hay nhà vệ sinh trong trường. Nguồn: USAID VÀ PEPFAR, 2014 |
2. Bảo đảm nhà vệ sinh sạch sẽ, riêng biệt cho nam và nữ sinh
Nhà vệ sinh chung (nam nữ sinh cùng sử dụng) có thể gia tăng cơ hội bạo lực đối với nữ sinh. Trong một ví dụ có trong khung 6.1, các thiếu nữ tại CHND Công Gô đã thuật lại rằng nhà vệ sinh sử dụng chung trở thành nơi thường xuyên xảy ra bạo hành tình dục và những bạo lực khác nữa do nam sinh thực hiện đối với nữ sinh khiến nhiều em tránh sử dụng nhà vệ sinh suốt thời gian học tập ở trường. Do đó, nhà vệ sinh dùng chung nên được thay thế bằng những nơi sạch sẽ, riêng biệt và ở những vị trí an toàn.(UNESCO và Phụ nữ LHQ, 2016). Điều này còn khuyến khích nữ sinh đến trường trong thời kỳ kinh nguyệt.
3. Kiểm tra ngoại thất và những đặc tính của các toà nhà và sân trường, và xác định các khu vực cần được cải thiện
Đi một vòng trường học và sân bãi có thể giúp xác định các đặc điểm làm gia tăng nguy cơ bạo lực. Đành rằng các nguy cơ bạo lực sẽ khác nhau giữa các trường học và tình huống khác nhau, nhưng có tám đặc tính được định rõ (Bradshaw et al, 2015) có thể là điểm khởi đầu thuận lợi giúp đánh giá những khu vực cần cải thiện. Bảng biểu 6.1 là danh sách các đặc tính và ví dụ, đã được điều chỉnh cho phù hợp từ công cụ SafETy.
Khi đã xác định được khu vực có vấn đề, cần phải vạch ra kế hoạch ưu tiên cải thiện các điểm nóng bất ổn. Ví dụ có thể (Wilcox et al, 2006; Astor et al, 1999; các tuyến đường an toàn đến mạng lưới trường học quốc gia):
- Giảm sự bừa bộn và cải thiện vẻ bên ngoài, thường xuyên nhặt rác, bôi xoá hình vẽ bậy (graffiti) và sửa chữa bàn ghế và cửa sổ bị gẫy bể, hư hỏng.
- Cải thiện ánh sáng trong các khu vực chung, đặc biệt là tại các điểm nóng. Sử dụng ánh sáng thiên nhiên nếu có thể.
- Tăng cường giám sát toà nhà và sân bãi trường học, bằng cách xác định những khu vực bị che khuất và loại bỏ các chướng ngại hạn chế tầm nhìn. Có thể lắp Ti vi mạch kín (CCTV) hay tăng cường bảo vệ tuần tra.
- Gia tăng niềm tự hào và trách nhiệm trong trường học, đặc biệt ở các hành lang, bằng cách trưng bày các giải thưởng hay các kỷ niệm chương thắng giải, treo tác phẩm nghệ thuật, tranh dán tường hoặc cờ của trường đặt những bảng chỉ dẫn ở lối vào trường.
- Hạn chế ra vào các khu vực vắng vẻ hoặc góc khuất.
- Tạo những tuyến đường đến trường an toàn hơn bằng cách sắp xếp đội tuần tra cộng đồng trên các tuyến đường học sinh hay đi, làm việc với lãnh đạo cộng đồng và chính quyền để cải thiện đèn chiếu sáng và các khu vực bị che khuất, cung cấp xe đưa rước học sinh hoặc trợ giá cho giao thông công cộng và khuyến khích phụ huynh dẫn trẻ đến trường, (và tập họp bọn trẻ đi chung tuyến đường cùng đến trường).
Học sinh, giáo viên, phụ huynh (Chương VII) và cộng đồng (Chương VIII) tất cả đều có thể tham gia các công việc cải thiện trường lớp Chẳng hạn học sinh có thể vẽ những bức ảnh nghệ thuật lên tường, giáo viên có thể giám sát các điểm nóng, phụ huynh cùng cộng đồng giúp bảo trì các tòa nhà, sân bãi của nhà trường, và lập những nhóm dẫn trẻ đến trường hoặc tổ chức tuần tra các tuyến đường đến trường.
Bảng 6.1: Tám khu vực cần cải thiện
Đặc tính | Ví dụ |
1. Khu vực bừa bộn trong trường hoặc khu lân cận | • Chai rượu, dụng cụ tiêm chích ma tuý vứt bừa bãi trong những toà nhà hoặc sân bãi của nhà trường
• Bóng đèn hư hỏng ở các lối vào hay hành lang trong trường. • Các hoạt động dính líu đến băng đảng tại các khu vực lân cận trường học. |
2. Rác rến | • Rác rến trong các toà nhà và sân bãi trường học. |
3. Hình vẽ bậy và sự phá hoại tài sản | • Hình vẽ bậy trên tường và các dấu hiệu phá hoại (tài sản) trong các toà nhà và sân trường. |
4. Vẻ bên ngoài của trường học | • Các toà nhà cần được bảo trì.
• Sân bãi nhà trường cần được bảo trì và làm đẹp cảnh quang. |
5. Ánh sang | • Các khu vực chung thiếu ánh sáng (ví dụ: căn tin, hành lang, cầu thang) |
6. Sự giám sát | • sân bãi và lối vào trường học ít được giám sát, ví dụ: có các đường vạch rõ ràng dễ thấy, có máy an ninh quan sát hay có cảnh sát của trường học. |
7. Khu thuộc sở hữu nhà trường | • Các khu vực thiếu bảng hiệu thông báo là khu vực thuộc khuôn viên nhà trường, ví dụ: bảng báo trường học.
• Khó nhận biết là toà nhà của trường học. Ví dụ: qua các bức tranh tường. |
8. Triển vọng các hành vi tích cực | • Thiếu các bảng nội quy nêu rõ yêu cầu về cách hành xử trong nhà trường. |
Theo Bradshaw et al, 2015)
Kiểm tra bảo dưỡng và chỉnh sửa cho phù hợp môi trường vật chất |
|
Các hành động cốt lõi | Các hành động mở rộng |
• Thu hút học sinh và giáo viên tham gia xác định các điểm nóng xảy ra bạo lực (gồm cả lộ trình từ nhà đến trường) và tìm giải pháp thiết thực cho những khu vực này.
• Xem xét lại vẻ bên ngoài và đặc tính của các toà nhà và sân bãi trong trường, xác định các vùng có thể cải thiện. • Bảo đảm nhà vệ sinh sạch sẽ và riêng biệt cho nam sinh và nữ sinh. |
• Đảm bảo ngân sách hằng năm của nhà trường bao gồm một khoản ngân sách dùng để cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất cho các trường học với mục đích tăng cường an toàn cho trẻ em. |
Các nguồn tài liệu khác
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) và Phụ nữ Liên hiệp quốc. Hướng dẫn toàn cầu về giải quyết bạo lực liên quan trường học và trên cơ sở giới tính. | Bao gồm hướng dẫn tạo lập không gian an toàn, thiện cảm trong khu vực trường học. |
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF). Sách hướng dẫn. Trường học thân thiện với trẻ em. | Hướng dẫn thực tế giúp giới thiệu trường học thân thiện với trẻ và tạo lập môi trường an toàn và lành mạnh. |
Hội đồng Châu Âu. Cẩm nang giảm thiểu bạo lực học đường: Làm thế nào để tạo sự khác biệt. | Bao gồm một chương về tạo dựng môi trường học thuật an toàn trong đó giúp khám phá các cách thức tạo lập bầu không khí phi bạo lực |