8 cách để giảm các trò gian lận của học sinh

BBT: Một trong những lý do mà học sinh thường hay gian lận trong thi cử chính là vì việc cảm thấynặng nề và áp lực đối với các kỳ thi. Bài viết này cũng chỉ rõ một điều rằng: muốn tìm biện pháp và giải quyết mọi vấn đề cần đi từ gốc rễ. Để hiểu hơn về học sinh của mình, tìm ra cách giảng dạy phù hợp, hãy cùng tác giả Stephanie Toro và FLC tìm hiểu nguyên nhân của các trò gian lận và cách tiếp cận, khắc phục tình trạng này trong nền giáo dục hiện nay qua bài viết này nhé!

————-

Một quan điểm rõ ràng về mục tiêu học tập và các câu hỏi tập trung vào quá trình tư duy có thể làm giảm nguy cơ học sinh gian lận.

Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn học sinh gian lận trong bài kiểm tra và kỳ thi?

Đại dịch đã làm cho câu hỏi này trở nên thường xuyên hơn, vì nhiều nhà giáo dục lo ngại về chất lượng học tập và khả năng gian lận. Tuy nhiên, đó luôn là một câu hỏi thường thấy giữa các nhà giáo.

Tuy nhiên, có một sai sót trong câu hỏi này: Nó cho rằng học sinh muốn gian lận và sẽ gian lận. Nó cũng nhấn mạnh việc phản ứng thay vì phòng ngừa. Lời khuyên và lời hướng dẫn của tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu giáo dục dựa trên khoa học bộ môn, luôn tránh cách sửa chữa tạm thời và giải quyết gốc rễ của vấn đề. Tôi khuyến khích các giáo viên và giáo sư suy ngẫm về hai câu hỏi:

  1. Tại sao học sinh gian lận?
  2. Làm thế nào chúng ta, với tư cách là những nhà giáo dục, có thể tạo ra một nền văn hóa loại trừ mong muốn gian lận?

Để loại bỏ sự cám dỗ của gian lận, chúng ta cần áp dụng các chiến lược làm giảm lo lắng về các bài kiểm tra và kỳ thi, tăng cường sự rõ ràng về kỳ vọng học tập và tiến độ học tập của học sinh, đồng thời nhấn mạnh quá trình học tập. Chúng tôi muốn học sinh thoải mái với các bài kiểm tra và kỳ thi và coi đó không gì khác hơn là cơ hội để thể hiện kiến ​​thức và kỹ năng hiện tại của mình.

8 CHIẾN LƯỢC ĐỂ THAY ĐỔI CƠ CẤU LỚP HỌC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HỌC SINH

1. Thay đổi ngôn ngữ của bạn: Đôi khi, vô tình, ngôn ngữ và hành vi của chúng ta củng cố sự nhấn mạnh vào các câu trả lời và điểm số. Trong khi giảng bài, hãy cố gắng sử dụng nhiều câu hỏi mở hơn bắt đầu bằng “Tại sao” hoặc “Bằng cách nào”. Nhấn mạnh quá trình thay vì câu trả lời cụ thể cuối cùng.

Là một nhà giáo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, tôi yêu cầu học sinh giải thích cách chúng giải quyết vấn đề và tôi cho nhiều điểm hơn trong bài kiểm tra khi học sinh cho thấy quá trình tư duy và giải quyết vấn đề. Tôi không trả lời học sinh khi chúng yêu cầu một câu trả lời đúng. Thay vào đó, tôi trả lời bằng một câu hỏi để khuyến khích chúng suy nghĩ thấu đáo vấn đề.

2. Sự liên kết mang tính xây dựng: Sự liên kết giữa các mục tiêu học tập, hướng dẫn và đánh giá là rất quan trọng để giảm gian lận. Mục tiêu học tập cung cấp sự rõ ràng về các kỳ vọng. Khi học sinh biết rằng mục tiêu học tập là đại diện cho bài thi, các em không còn lo lắng về những ẩn số của bài thi nữa và có thể chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.

3. Thường xuyên cho các bài kiểm tra có xác suất sai ít: Việc này giúp làm giảm sự lo lắng về một bài kiểm tra hoặc kỳ thi hệ trọng và nó cũng cung cấp phản hồi kịp thời cho học sinh về việc học của chúng, điều này mang lại sự rõ ràng và một lần nữa làm giảm thiểu sự mù mờ. Tôi khuyến khích sự cải thiện trong các khóa học của tôi. Tôi sẽ thay thế mọi bài kiểm tra có xác suất sai ít bằng bài kiểm tra hoặc điểm thi của các em, nếu chúng cho thấy sự tiến bộ. Điều này tạo ra một văn hóa trong đó học sinh có thể được khen thưởng vì sự trưởng thành và học hỏi từ những sai lầm.

4. Bài thi thử: Một tuần trước một bài kiểm tra quan trọng trong khóa học của tôi, học sinh tự hoàn thành bài kiểm tra thử một cách độc lập. Chúng xem xét kết quả theo nhóm bằng cách sử dụng một quy chuẩn cụ thể. Chúng xác định câu trả lời chính xác, điều gì đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn, điều gì cần thiết phải biết và cách chúng có thể nghiên cứu hoặc chuẩn bị tốt hơn cho những câu hỏi tương tự. Tôi không đưa ra câu trả lời chính xác. Học sinh yêu thích các chiến lược nghiên cứu động não với bạn bè của chúng. Sau đó, chúng có một tuần để nghiên cứu và tìm kiếm thêm lời giải.

5. Tạo lập bài kiểm tra: Có quá nhiều quá trình xử lý nhận thức diễn ra trong khi kiểm tra và phần lớn nó không liên quan đến nội dung thực tế. Hãy cho học sinh biết trước cấu trúc và dạng bài. Sử dụng một tờ bìa có phim hoạt hình hoặc trò đùa vui nhộn khác có liên quan đến chủ đề để kích hoạt hooc môn dopamine giúp học sinh bình tĩnh. Tôi đang nói đến cả các lời nhắc về chánh niệm để giảm bớt lo lắng và nhắc nhở học sinh chia vấn đề thành các bước nhỏ hơn.

Ngoài ra, các đường phân cách giữa các câu hỏi, barem điểm, vị trí rõ ràng để viết câu trả lời và trình bày bài làm, và nhiều khoảng cách giữa các câu hỏi đều là cấu trúc định dạng giúp giảm tải nhận thức cho học sinh. Cần cố gắng giảm bớt áp lực cho học sinh tìm ra cách làm bài kiểm tra.

6. Thiết kế câu hỏi: Chúng ta có thể đặt những câu hỏi có một câu trả lời xác định duy nhất và củng cố quá trình học. Hãy đặt những câu hỏi tập trung vào quá trình giải quyết vấn đề hoặc tư duy của học sinh. Một lựa chọn khác là sử dụng các câu hỏi sáng tạo. Yêu cầu học sinh giải thích một ví dụ hoặc tạo một kịch bản với các tiêu chí nhất định. Tôi cũng đưa ra một vấn đề đã được giải quyết đầy đủ và học sinh phân tích câu trả lời và biện minh cho phân tích của chúng bằng bằng chứng. Nếu học sinh biết rằng các câu hỏi thiên về suy nghĩ cá nhân của chúng, chúng sẽ tôn trọng quá trình đánh giá hơn.

7. Xem lại và kiểm điểm với phần sửa bài sau kì thi: Nhấn mạnh quá trình học tập bằng cách dạy học sinh phản ánh rõ ràng về việc học của họ. Sử dụng những tiết kết lại bài kiểm tra – hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi phản ánh, sẽ giúp học sinh xác định hiệu suất và chiến lược để cải thiện. Học sinh không biết mình mắc lỗi gì; chúng cần hiểu tại sao mình lại mắc phải những sai lầm này.

8. Kết nối với siêu nhận thức: Sau khi kết thúc kỳ thi, học sinh trả lời bốn câu hỏi. Đầu tiên, chúng xác định điểm mạnh của mình trong khóa học; thứ hai, chúng lưu ý các lĩnh vực mình đã cải thiện; và thứ ba, chúng mô tả các hành động để cải thiện và thay đổi. Câu hỏi thứ tư cho phép chúng suy nghĩ về cách chúng có thể tự vận động và tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên. Tôi đã tổ chức các buổi họp với học sinh, trong đó chúng tôi thảo luận về bốn câu hỏi trên. Điều này làm giảm sự lo lắng khi học sinh nói chuyện với giáo viên và không biết phải nói về điều gì.

Tác giả Stephanie Toro

Nguồn: 8 Ways to Reduce Student Cheating

Biên dịch: Đinh Trần Phương Anh.

1 bình luận “8 cách để giảm các trò gian lận của học sinh

  1. Giáo viên cần sáng tạo khi ra đề kiểm tra, làm sao để học sinh không thể gian lận. Tôi là giáo viên dạy vật lí, tôi dùng phần mềm Random quiz để ra đề và tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra. Tôi có thể cho học sinh trao đổi thoải mái, thực ra các em không thể giúp gì được nhau vì mỗi em một đề hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên, tôi chỉ cần ra một đề, phần mềm sẽ tạo cho tôi bao nhiêu đề tùy ý. Các bạn có thể trải nghiệm phần mềm tuyệt vời này tại đây: https://workspace.google.com/marketplace/app/random_quiz/1088430366430?pann=ogb
    và đây là hướng dẫn chi tiết: https://www.xn--thytnchuynvtl-xhb3c3608f5a3j.vn/home/help

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.