Tiếp theo Chương VIII (Section 8), chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Chương IX (Section 9) của tài liệu này.
Tên tài liệu: Ngăn chặn bạo lực học đường (tt)
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ SỬ DỤNG BẰNG CHỨNG
ĐỂ CỦNG CỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Đánh giá các hoạt động — có nghĩa là đánh giá xem liệu những hoạt động đề ra có hiệu quả trong việc ngăn chặn bạo lực hay không – là một phần thiết yếu trong quá trình phòng chống bạo lực học đường. Điều này có thể giúp xem xét liệu một hoạt động có sử dụng hiệu quả các nguồn lực hay không và liệu nó có xứng đáng để tiếp tục được duy trì hoặc vận dụng trong phạm vi lớn hơn hay không.
Việc đánh giá có thể giúp xác định tính hiệu quả của từng phần trong một hoạt động, cải thiện những phần chưa hiệu quả để có thể tiếp tục sử dụng hoạt động đó trong tương lai. Việc đánh giá còn giúp cho các trường học và thậm chí các quốc gia có thể học hỏi từ kinh nghiệm đã có. Điều quan trọng là cần phải lập kế hoạch cho việc đánh giá mỗi một hoạt động ngay từ khi bắt đầu nhằm đảm bảo có sẵn các dữ liệu cơ sở ban đầu.
1. Chọn ra một bộ các chỉ số đánh giá kết quả để giúp hiểu rõ mức độ thành công của các hoạt động ngăn chặn bạo lực hiện có và đưa các chỉ số này vào quá trình đánh giá liên tục
Phần lớn các trường trường sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên một hoạt động ngăn chặn bạo lực vì chỉ có nửa số học sinh hoặc giáo viên tham gia, trong khi nửa còn lại thì không. Tuy thế, trong hầu hết các trường hợp vẫn còn có những cách khác để đo lường kết quả ngăn chặn bạo lực, ví dụ như đưa các câu hỏi đo lường vào quá trình đánh giá sẵn có hoặc các cuộc khảo sát định kỳ của nhà trường, hoặc thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trước và sau khi tiến hành một hoạt động ngăn chặn bạo lực.
Các chỉ số đánh giá kết quả là những số liệu đo lường có thể thu thập được theo thời gian giúp xác định xem liệu các hoạt động ngăn chặn bạo lực có thành công hay không. Ví dụ như: tỷ lệ học sinh báo cáo về việc bị bắt nạt trong tháng, số vụ đánh nhau được báo cáo với nhà trường trong vòng ba tháng, hoặc tỷ lệ học sinh đã nhờ đến các dịch vụ hỗ trợ đối với một vụ việc liên quan đến bạo lực học đường trong năm học (xem Chương II). Các chỉ số đánh giá kết quả không nhằm xác định liệu học sinh hay giáo viên có hài lòng với hoạt động ngăn chặn bạo lực hay không, bao nhiêu học sinh đã được tiếp cận, hoặc đã thực hiện được bao nhiêu hoạt động hay buổi huấn luyện.
Sẽ là rất hữu ích nếu có thể kết hợp được các chỉ số đo lường mức độ thay đổi trong kết quả mà nhà trường mong muốn đạt được (ví dụ: chỉ số các vụ đánh nhau xảy ra trong trường) với các chỉ số đo lường dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi (ví dụ như chỉ số đánh giá sự thay đổi về thái độ của học sinh đối với hành vi đánh nhau).thể là một nguồn tài liệu hữu ích và cho phép so sánh dữ liệu trong các bối cảnh khác nhau. Các ví dụ có thể kết hợp Khung Chỉ số Hướng dẫn và Kết quả INSPIRE bao gồm danh sách cốt lõi các chỉ số để đo lường tình trạng bạo lực học đường đối với trẻ em. Khung chỉ số này đã được xây dựng bởi 10 cơ quan quốc tế để giúp các tổ chức chính phủ và phi chính phủ giám sát tiến độ và theo dõi sự thay đổi theo thời gian khi triển khai các chiến lược nhằm ngăn chặn và đối phó với nạn bạo lực đối với trẻ em (UNICEF, 2018). Sẽ hết sức hữu ích khi kết hợp các chỉ số INSPIRE với các khung hoặc chỉ số kết quả hiện có ở cấp quốc gia để Bộ giáo dục có thể so sánh được những tác động của các hoạt động ngăn ngừa bạo lực tại các trường học trên cả nước.
Các hệ thống giám sát thực hiện việc thu thập dữ liệu định kỳ có thể trở thành nguồn thông tin hữu ích cho các chỉ số đánh giá kết quả (xem Chương II). Các bảng câu hỏi thăm dò sẵn có cũng có thông tin từ các nguồn dữ liệu như: Khảo sát sức khỏe học sinh trường học trên toàn cầu, Nghiên cứu Hành vi thể chất ở trẻ em độ tuổi đi học (xem Chương II), Bảng câu hỏi sàng lọc nạn nhân bị ngược đãi, và Hiệp hội quốc tế về phòng chống lạm dụng và bỏ bê trẻ em (ISPCAN) Các công cụ Giám sát Lạm dụng trẻ em (ICAST).
Khi đã xác định được các chỉ số đánh giá kết quả, có thể so sánh các chỉ số này trước và sau khi tổ chức một hoạt động ngăn chặn bạo lực. Điều này giúp xác định mức độ bạo lực và sự thay đổi trong kết quả sau khi thực hiện một hoạt động và cho thấy hoạt động đó có khả quan hay không. Bởi vì kết quả có thể thay đổi theo thời gian, thậm chí ngay cả khi không có bất kỳ hoạt động hay sự can thiệp nào, tốt nhất nên so sánh các chỉ số đo lường trước và sau một hoạt động với các chỉ số tương tự được lấy từ nhóm thứ hai bao gồm thành viên vốn không tham gia quá trình ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực.
Điều quan trọng là cần phải đảm bảo rằng những kết quả tìm ra phải mang tính thực tiễn và liên quan đến những người thực hiện và các bên liên quan chính từ cộng đồng trường học. Vì thế, tất cả mọi người quan tâm đến kết quả đánh giá, hoặc những người nên thay đổi cách thực hành theo kết quả của việc đánh giá, nên được liên kết ngay từ đầu.
2. Làm việc với các tổ chức học thuật hoặc các đối tác khác để xác định hiệu quả các hoạt động ngăn ngừa bạo lực qua việc đánh giá các hoạt động hoặc củng cố các chiến lược ngăn ngừa dựa trên kết quả đạt được
Các kết quả đánh giá cần một khung thời gian thích hợp và các nguồn lực kỹ thuật và tài chính phù hợp. Nó sẽ giúp thực hiện việc đánh giá với sự trợ giúp từ các đại học và các đối tác khác có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu.
Việc đánh giá nhất thiết phải được đưa vào kế hoạch của các trường học và vì thế việc thực hiện sẽ được quản lý bởi các nhà đánh giá hoặc các ủy ban giám sát từ các nhà chức trách quốc gia thay vì được phối hợp ở cấp trường
Những bước quan trọng trong việc lập kế hoạch đánh giá bao gồm (được điều chịnh từ DFID, 2012, UNESCO và UN Women, 2016, WHO, 2015, www.uneval.org):
a. Thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan tiềm năng ngay từ đầu nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm: Điều quan trọng là phải thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan, những người được mong đợi sẽ thay đổi cách thức làm việc, hoặc những người có liên quan đến các chính sách về việc phòng chống bạo lực học đường ngay từ đầu, để họ có thể lên kế hoạch đánh giá và hiểu rõ các phương pháp và kết quả. Điều này có nghĩa là họ nhiều khả năng sẽ hành động dựa trên kết quả đạt được.
b. Xác định mục đích của việc đánh giá và xác định các câu hỏi đánh giá: Ví dụ mục đích có thể là để xem xét liệu một hoạt động có thành công trong việc làm giảm bớt tình trạng bạo lực, cải thiện việc đến trường, cải thiện kết quả học tập hay cải thiện thái độ và các chuẩn mực xã hội hay không. Đối với việc phòng chống bạo lực, một số câu hỏi điển hình có thể là: hoạt động này có làm giảm thiểu mức độ trầm trọng của các hành vi bắt nạt hay không? Hoạt động có làm giảm bớt số lượng các vụ ẩu đả giữa học sinh hay không? Hoạt động có làm gia tăng việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ học sinh hay không?
c. Quyết định dựa trên các chỉ số kết quả liên quan đến các câu hỏi đánh giá (xem điểm 1)
d. Quyết định khung thời gian cho việc đánh giá: các kết quả thu được trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ như ngay sau hoạt động hoặc một tháng sau đó) có thể nhanh chóng cho ý tưởng về ảnh hưởng của các hoạt động đối với mức độ bạo lực. Kết quả dài hạn (sáu tháng hoặc 1 năm hay hơn nữa) có thể xác định việc liệu các tác động có kéo dài theo thời gian hay không và liệu các hoạt động có cần tăng cường trong tương lai hay không. Nhiều đánh giá bao gồm cả những kết quả ngắn hạn và dài hạn để theo dõi các tác động theo thời gian.
e. Quyết định về thiết kế đánh giá: bản thiết kế đơn giản nhất yêu cầu so sánh các chỉ số kết quả trước và sau một hoạt động (xem điểm 1). Các thiết kế thuyết phục hơn sẽ sử dụng một nhóm so sánh chẳng hạn như các lớp học hoặc các trường học không thực hiện hoạt động (gọi là là nhóm đối chứng). Nhóm này rất quan trọng, bởi vì nó có thể giúp xác định những thay đổi liên quan đến các vụ bạo lực và các kết quả thu được là do sự can thiệp hay là do các yếu tố khác được áp dụng đồng thời (ví dụ, các chiến dịch nâng cao nhận thức hoặc các hoạt động ngăn ngừa diễn ra ngoài cộng đồng). Khi đưa một chương trình vào thực nghiệm lần đầu tiên, cần thử nghiệm ở quy mô nhỏ với thiết kế cơ bản, và sau đó chuyển sang việc đánh giá kết quả đầy đủ, chẳng hạn như sự thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.
f. Quyết định phương pháp đánh giá: Việc đánh giá kết quả sử dụng phương pháp định lượng. Phương pháp này dựa trên số liệu (ví dụ như, số lượng, tỷ lệ phần trăm) từ các cuộc khảo sát, số liệu được thu thập thường xuyên và các hệ thống giám sát *(xem Chương II). Tuy nhiên, cũng có thể dùng phương pháp định tính trong đánh giá. Phương pháp này dựa trên báo cáo của mọi người về kinh nghiệm, sự nhận thức và thái độ thu thập được từ các cuộc phỏng vấn, các nhóm tập trung và từ việc quan sát (xem Chương II). Dữ liệu định tính có thể giúp nhận thức được cách mọi người nghĩ về một hoạt động và cách thức họ cảm nhận về những thay đổi trong tình trạng bạo lực và trong các kết quả khác và nguyên do của các thay đổi này. Những kết quả này có thể hữu dụng trong việc nhận thức việc một hoạt động diễn ra như thế nào trong thực tế và làm thế nào để nó có thể được cải thiện.
g. Thực hiện việc đánh giá và tăng cường các chiến lược ngăn chặn bạo lực dựa trên kết quả đạt được: Điều quan trọng là các trường nên sử dụng những gì học được và các khuyến nghị từ việc đánh giá để thông báo các hoạt động phòng ngừa bất cứ khi nào có thể và đồng thời tăng cường các hoạt động này để sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai. Chia sẻ những câu chuyện thành công với toàn bộ trường học nhằm tôn vinh những nỗ lực trong việc ngăn chặn các vụ bạo lực, cũng như khuyến khích đội ngũ giáo viên, nhân viên và những người khác tiếp tục tiến hành các hoạt động ngăn ngừa đã đề ra.
3. Kết hợp các chỉ số kết quả về tính hiệu quả của các biện pháp phòng chống bạo lực vào các hệ thống giám sát và đánh giá rộng hơn; các hệ thống này vốn thu thập dữ liệu về các vụ bạo lực và cách thức các trường học phản ứng với vấn đề bạo lực
Cần thiết phải cung cấp các chỉ số kết quả từ việc đánh giá cho các hệ thống giám sát (Chương II). Các hệ thống này thu thập dữ liệu về tình trạng bạo lực và phản ứng với vấn đề bạo lực học đường, vì vậy có thể giúp kết hợp các kết quả trong các hệ thống quản lý giáo dục như EMIS — (Chương II), là hệ thống được sử dụng để giám sát tình trạng bạo lực ở cấp độ trường học, cấp độ khu vực và quốc gia.
Đánh giá các hoạt động ngăn chặn bạo lực học đường và sử dụng các bằng chứng để củng cố các phương pháp tiếp cận | |
Các hoạt động cốt lõi | Các hoạt động mở rộng |
Quyết định về một tập hợp các chỉ số kết quả, sử dụng các khung chỉ số hiện có nếu có thể, để nhận thức được mức độ thành công của hoạt động ngăn chặn bạo lực, đồng thời đưa các chỉ số này vào các hoạt động đánh giá.
|
Làm việc với các cơ sở học thuật hoặc các đối tác khác để xác định hiệu quả của các hoạt động ngăn ngừa bạo lực
Kết hợp các chỉ số kết quả về tính hiệu quả của các biện pháp phòng chống bạo lực vào các hệ thống giám sát và đánh giá rộng hơn; các hệ thống này thu thập dữ liệu về vấn đề bạo lực và các phản ứng với vấn đề bạo lực học đường, ví dụ như trong các cuộc khảo sát được tiến hành thường xuyên. |
Các nguồn bổ sung thêm
Các video mang tính giáo dục về chương trình đánh giá.
UBS Optimus Foundation và Trung tâm nghiên cứu Tội phạm đối với Trẻ em (CCRC), Đại học New Hampshire |
Ba đoạn video hoạt hình mô tả:
1. Tại sao phải đánh giá? Giới thiệu trực quan về tầm quan trọng của việc đánh giá. 2. Lý thuyết chương trình: Mô tả một lý thuyết chương trình vững chắc có thể giúp bạn lập kế hoạch đánh giá. 3.Đo lường kết quả: Giải thích ý nghĩa của việc xác định kết quả đo lường và cách tránh những cạm bẫy phổ biến. |
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc. Hướng dẫn toàn cầu về việc giải quyết vấn đề bạo lực dựa trên cơ sở giới liên quan đến trường học. | Kết hợp các hướng dẫn về việc giám sát bạo lực trên cơ sở giới liên quan đến trường học và các chương trình đánh giá để giải quyết vấn đề này. |
DFID. Hướng dẫn về giám sát và đánh giá lập trình về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (2012). | Cung cấp các hướng dẫn về việc triển khai các hệ thống giám sát và các kế hoạch đánh giá đối với các chương trình giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. |