Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập trong lớp học

BBT: Trẻ tự kỷ được xem là đối tượng giáo dục đặc biệt, yêu cầu giáo viên đứng lớp cần có chuyên môn và kỹ năng đứng lớp đặc biệt để hướng dẫn các em học tập đúng cách và hiệu quả. Giáo dục trẻ tự kỷ đòi hỏi nhiều phương pháp chuyên biệt hơn, cách tiếp cận học sinh và dẫn dắt bài giảng khéo léo và đầy tính sáng tạo hơn.

Giúp trẻ tự kỷ hòa nhậ với môi trường học tập và học tập hiệu quả luôn là vấn đề được chú tâm hàng đầu trong công việc giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn một vài phương pháp để giúp các em hòa nhập tốt hơn với môi trường lớp học, đồng thời hiểu hơn về tâm lý cũng như mong muốn của đối tượng người học này.


Dự tính trong một lớp học sẽ có đến một hoặc nhiều học sinh mắc chứng tự kỷ, vì có hơn một phần trăm dân số thế giới được chuẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Mặc dù chưa có liệu pháp chữa bệnh triệt để, nhưng là giáo viên, hãy cố gắng tìm hiểu và áp dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh mắc chứng tự kỷ.

4 phương pháp giảng dạy dành cho học sinh mắc chứng tự kỷ

Người mắc chứng tự kỷ thường nhìn nhận mọi thứ theo cách riêng của họ, điều đó cũng có nghĩa rằng tư duy và cách làm việc của họ  khác với chúng ta. Vì vậy, giáo viên phải có hiểu biết về sự khác biệt này để cân nhắc và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Cùng với ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy cho người mắc chứng tự kỷ, dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng khi dạy trẻ tự kỷ.

  1. Chấp nhận sự khác biệt và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

Thông thường, kéo dài một cuộc trò chuyện sẽ giúp đôi bên đưa ra được hướng giải quyết. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không những không giúp ích cho học sinh mắc chứng tự kỷ – mà còn không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy suy nghĩ tích cực, đưa ra các quy tắc ứng xử trong lớp và làm mẫu để các em học sinh khác noi theo. Đáp ứng nhu cầu của trẻ mắc chứng tự kỷ để giúp các em cảm thấy thoải mái trong lớp học (thay vì cố gắng “sửa” các em). Bạn có thể kể về những thành tựu mà người mắc chứng tự kỷ đạt được để thúc đẩy sự tự tin của các em.

  1. Xây dựng một không gian học an toàn

Học sinh mắc chứng tự kỷ rất dễ bị phân tâm. Chẳng hạn như tiếng kêu phát ra từ bóng điện hay những tiếng ồn phát ra trong lớp học cũng có thể khiến các em mất tập trung. Khi gặp những tình huống như này, hãy đưa các em đến một nơi yên tĩnh để có thể thư giãn, trấn tĩnh lại (không phải để phạt). 3D-PT, một giáo viên CTE/STEM tại Tổ chức giáo dục người mắc Chứng Tự kỷ, đã đưa ra một cách tiếp cận an toàn khi học sinh bị hoảng loạn và mất bình tĩnh: “Sẽ rất khó để các em lấy lại tập trung khi mất bình tĩnh. Hãy tìm một nơi yên tĩnh bên ngoài lớp học để các em thư giãn, trấn tĩnh bản thân và hãy gia hạn thời gian (ví dụ nói: các em hãy ngồi học ở đây tầm khoảng 10 phút để bình tĩnh lại). Dạy trẻ cách dùng những tấm thẻ hoặc những tín hiệu để thể hiện cảm xúc, như ‘Em cần nghỉ giải lao’ hoặc ‘Em thấy không được khỏe’ ”.

  1. Tuy hữu ích nhưng hiển thị hình ảnh không phải là phương pháp duy nhất

Những người mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Chính vì điều này mà khi giáo viên sử dụng hình ảnh để hỗ trợ giảng dạy – có thể đem lại nhiều lợi ích cho việc dạy và học – chẳng hạn như sử dụng thời gian biểu có chèn ảnh, bộ đếm ngược và bản đồ có hiển thị hình ảnh. Tuy nhiên, sử dụng hình ảnh trong giảng dạy có thể tốn khá nhiều công sức cho dù rất hữu ích! Do đó, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác (để kết hợp khi sử dụng hình ảnh) như sử dụng lời nói và làm mẫu để hỗ trợ các em trong học tập.

Autism Classroom, một cựu chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy trẻ tự kỷ cho biết “[Mặc dù] sử dụng hình ảnh hiển thị đem lại nhiều lợi thế nhưng cũng có nhiều phương pháp hữu ích khác, chẳng hạn như, dùng lời nói để thông báo cho các em trước khi chuyển sang dạy bài mới, hoặc cho các em sử dụng các dụng cụ để thể hiện tâm trạng. Liên tục động viên để các em giữ bình tĩnh, không bị hoảng loạn. Ngoài ra, trước khi dạy bài mới, hãy nói ‘Chúng ta còn một phút nữa’ để thông báo cho học sinh. Hãy sử dụng những dụng cụ như thời gian biểu, giấy nhớ có hình ảnh hay là những tài liệu có chứa thông tin, kiến thức của bài tiếp theo để giúp học sinh dễ dàng nắm bắt”.

  1. Tìm hiểu về sở thích của học sinh (có thể tham khảo ý kiến của người giám hộ).

Đừng ngại mở lời hỏi học sinh (hay người giám hộ của các em) nếu bạn đang muốn hiểu thêm về học sinh của mình (ví dụ như, điều gì khiến học sinh thấy thoải mái, các em nhạy cảm với những gì, hay những điều mà các em không thích), rồi điều chỉnh để lớp học để tạo một không gian học dễ chịu. Đừng ngần ngại hỏi học sinh vì dù gì các em cũng là người hiểu rõ bản thân mình nhất.

Một điều cần lưu ý chính là khó có thể nhận ra các biểu hiện của chứng tự kỷ. Chính vì vậy mà không phải ai mắc chứng tự kỷ cũng có suy nghĩ và hành động giống nhau, có thể thấy một phần của việc giúp đỡ, hỗ trợ học sinh – dù mắc chứng tự kỷ hay không – là nhận ra những sự khác biệt đó và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu của học tập của học sinh.


Tác giả: Team TPT

Nguồn: How to Support Autistic Students in the Classroom

Biên dịch: Nguyễn Thu Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.