Dạy bọn trẻ cách cho và nhận phản hồi có chất lượng từ bạn cùng lớp

BBT: Phản hồi trong học tập là điều cần thiết cho bất cứ người học nào. Thông qua phản hồi có ích và tích cực, học sinh có thể tự mình cải thiện những điểm yếu và dần nâng cao khả năng họp tập trong tương lai. Trước đây mọi người vẫn nghĩ, phản hồi chỉ có giá trị khi nó được đưa ra từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn; trong trường hợp lớp học, người đó là giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, phản hồi từ giáo viên là chưa đủ, các em cần phải học hỏi lẫn nhau nữa. Và phản hồi từ người đồng cấp, bạn bè đồng trang lứa cũng được cho là mang lại lợi ích không thua kém gì phản hồi từ cấp trên.

Hãy cùng FLC tìm hiểu bài viết dưới đây về việc hướng dẫn trẻ cho và nhận phản hồi trong không gian lớp học bạn nhé!


Các giáo viên nói xây dựng văn hoá phản hồi trong lớp học cần một môi trường an toàn, luôn được hỗ trợ và nuôi dưỡng nhưng rất xứng đáng đề bỏ công sức thực hiện.

Jamie Kobs biết rõ giá trị của việc cung cấp cho học sinh những phản hồi kịp thời và có ý nghĩa, nhưng cô thường phải vật lộn với khối lượng bài tập mới. Sau đó, cô ấy phát hiện ra một giải pháp: Đó là học sinh của mình. Người giáo viên tiếng Anh kỳ cựu của trường trung học phổ thông nhận ra không phải lúc nào phản hồi cũng cần đến trực tiếp từ giáo viên. Trên thực tế, nếu cô ấy dạy bọn trẻ kỹ năng đưa ra phản hồi tập trung và mang tính xây dựng, thì những phản hồi đến từ những người bạn cùng lớp.cũng có ý nghĩa không kém. 

“Ngoài việc giảm bớt áp lực cho tôi, việc tạo ra một văn hóa lớp học ở đó học sinh đưa ra phản hồi cho nhau đã giúp tôi tăng cường sự gắn bó và xây dựng cộng đồng, ”Kobs nói. “Việc tương tác thường xuyên hơn giữa các sinh viên sẽ xây dựng mối quan hệ và sự tin cậy, đồng thời phá vỡ ý tưởng rằng tôi là chuyên gia duy nhất trong lớp”.

Theo Kobs,  văn hóa phản hồi có hiệu quả cao cũng cho phép giáo viên  giao thêm nhiều bài tập không tính điểm,  tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh thực hành và dân chủ hóa quá trình sáng tạo — thay thế động lực từ trên xuống của các lớp học điển hình và khiến trẻ em trở thành một phần bình đẳng và có trách nhiệm  trong kết quả học tập đối với  tất cả mọi người. Những đứa trẻ thường xuyên vẽ, tạo podcast hoặc viết tiểu thuyết với kỳ vọng rằng bạn bè cùng trang lứa sẽ thưởng thức  và bản thân những đứa trẻ này  được mong đợi sẽ cung cấp phản hồi hữu ích, có nhiều khả năng thấu hiểu các yếu tố làm cho nghệ thuật hoặc câu chuyện thực sự nổi bật, và cảm thấy được nhìn thấy, được  nghe, được đánh giá cao, rồi từ đó say mê công việc của mình.

Nhưng những năm trung học cơ sở và trung học phổ thông có thể là một khoảng thời gian khó khăn đối với học sinh khi tiếp cận  đánh giá đồng đẳng — một chút miễn cưỡng ban đầu là bình thường. Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên quá nhạy cảm với những lời chỉ trích, và khi cảm thấy bị đánh giá, họ có thể trở nên  thiếu tự nhiên, căng thẳng hoặc thu mình. Những sinh viên khác có thể cảm thấy chần chừ hoặc ngại ngùng khi đưa ra phản hồi cho những người bạn cùng trang lứa mà họ ngưỡng mộ, và đối với những người học tiếng Anh, quá trình này có thể làm họ  hết sức nản lòng.

Do đó, văn hóa phản hồi phải  phát triển song song với việc tạo ra một lớp học an toàn và luôn có sự hỗ trợ. Bằng cách xây dựng quy trình phản hồi trong một lớp học, nơi trẻ em cảm thấy được đánh giá cao và được trao quyền — nỗ lực này đòi hỏi “mô hình nhất quán, lặp lại và cam kết chia sẻ phản hồi với học sinh”, Kobs nói – ngay cả thanh thiếu niên cũng có thể trở nên thoải mái hơn với hành động cho và nhận phản hồi của bạn  đồng trang lứa. Dưới đây là 6  điều cần cân nhắc để tạo lập văn hoá phản hồi trong lớp học.

Khuyến khích suy nghĩ,  không khuyến khích sửa lỗi.

Cân nhắc giới hạn chu kỳ phản hồi đối với  các sản phẩm không có cấu trúc cao hoặc sản phẩm  yêu cầu phản hồi chi tiết liên quan đến cú pháp, ngữ pháp và chính tả. Khi học sinh trong lớp tiếng Anh trung học của Mark Gardner cung cấp phản hồi, anh ấy khuyến khích họ tập trung vào suy nghĩ chung, không sửa chữa bài làm của nhau. Ông nói, rất ít học sinh trung học phổ thông nắm vững các quy tắc viết lách đủ để trở thành người biên tập đáng tin cậy. Thay vì sửa lỗi cú pháp, Gardner muốn sinh viên của mình tập trung vào việc cung cấp phản hồi nêu rõ các bước tiếp theo mà các bạn đồng trang lứa có thể thực hiện để cải thiện.

Garner giải thích  “Học sinh của tôi tập trung vào phát triển ý tưởng, sự rõ ràng và việc sắp xếp ý tưởng để làm cho văn bản của người viết có ý nghĩa,” Anh yêu cầu học sinh viết các câu đầy đủ trong các nhận xét của họ như, “Tôi bối rối không biết đại từ “họ” là ai trong câu này” hoặc “Tôi thích cách bạn lặp lại các từ khóa ở đây trong phần kết luận của mình”. 

Chỉ định đối tác phản hồi: Để ngăn học sinh lo lắng về việc đánh giá bạn bè, Benjamin Barbour, giáo viên trung học về lịch sử và  và chính phủ,  khuyên bạn nên chỉ định đối tác phản hồi thay vì để trẻ  tự chọn người để phê bình. Sau khi học sinh làm việc theo cặp, hãy cân nhắc cho phép chúng chia sẻ phản hồi với nhau thay vì với cả lớp, điều này làm cho trẻ em ít căng thẳng hơn.

Đưa ra lựa chọn: Nhà giáo dục Tiến sĩ Catlin Tucker viết trên blog của mình: Đưa vào  một yếu tố lựa chọn trong quá trình phản hồi có thể xây dựng sự tự chủ  và động lực của học sinh,  ví dụ, một bảng lựa chọn phản hồi ngang hàng cho phép học sinh chọn những lời gợi ý cung cấp hướng và bối cảnh để đưa ra phản hồi “cụ thể, có ý nghĩa và tử tế”, Tucker lưu ý

Đối với những người học tiếng Anh, giáo viên có thể tạo bảng lựa chọn “với các khung câu cho sẵn để hỗ trợ thêm cho học sinh khi họ đưa ra phản hồi tập trung cho nhau,” Tucker viết. “Ví dụ: trong ô ghi ‘Sức mạnh tuyệt vời nhất ’, giáo viên có thể diễn lại ý dưới dạng một loạt câu   điền vào chỗ trống. Phần mạnh nhất của bản nháp này là ______. Tôi nghĩ ______ đã được thực hiện tốt. Tôi thật sự thích ______.”

Cung cấp phản hồi cụ thể: Nhấn mạnh rằng những lời chỉ trích phải vừa xây dựng vừa cụ thể thì mới có ích. Chuyên gia Anh ngữ Katherine James nói rằng học sinh thường để lại những phản hồi chung chung hoặc mơ hồ như “Tôi thực sự thích câu chuyện của bạn.”

Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ tập trung đưa ra những phản hồi cụ thể rõ ràng. “Đưa ra các ví dụ về phản hồi cụ thể như  ‘Tôi thực sự thích cách ví von của bạn“ mưa tạt vào mặt đường như những mũi tên ”vì nó giúp tôi hình dung ra bối cảnh” chứ không phải kiểu phản hồi  chung chung “Tôi thích mô tả của bạn”, James nói.

Tính cụ  thể cũng quan trọng  khi phản hồi bằng lời nói, và hỗ trợ học sinh đưa ra phản hồi  đóng vai trò quan trọng không kém. Sau các cuộc hội thảo về    Socrate hoặc các cuộc thảo luận học thuật trong lớp học, Kobs hướng dẫn học sinh “đưa ra một ví dụ cụ thể về điều mà người khác đã nói trong cuộc thảo luận “gây được tiếng vang với bạn” và “giải thích lý do tại sao điều đó khiến bạn ghi nhớ”.

Tạo mẫu phản hồi và gợi ý các cụm từ mở đầu: Trong giai đoạn động não của một bài tập trần thuật trong lớp học tiếng Anh ở trường trung học, học sinh của Kobs lấy ý tưởng qua Flipgrid. Học sinh xem video và phản hồi ý tưởng của 2 bạn cùng lớp với sự giúp đỡ của  các cụm từ mở đầu.

Để đảm bảo rằng chu trình phản hồi đúng mục tiêu và hiệu quả, Kobs và các đồng nghiệp của cô ấy “lập mô hình các bước  phản hồi  và đưa  ý tưởng bằng video của chính chúng tôi” và cung cấp các câu mở đầu để giúp bọn trẻ tập trung vào các khía cạnh quan trọng nhất của bài viết và làm rõ cách chúng  phải  phản hồi như thế nào. Những cụm từ mở đầu có thể  gợi ý cho học sinh nói, “Tôi chưa hiểu phần  nói về …”, đặt ra các câu hỏi hoặc gợi ý sự tò mò như “Chuyện gì xảy ra tiếp theo?” hoặc “Có lẽ bạn có thể thử …” hoặc kết nối: “Điều gì đó tương tự đã xảy ra với tôi khi …” 

Khuyến khích học sinh tham gia sâu hơn:  theo James, hãy thử đưa ra mẫu câu  như“Tôi thích, tôi ước, tôi tự hỏi” như một cách khác để giúp học sinh tập trung vào nội dung hơn là lỗi ngữ pháp và chính tả. Điều này, khuyến khích học sinh tương tác một cách sáng tạo với bài viết của bạn cùng lớp và khuyến khích tư duy phản biện khi cố gắng cung cấp phản hồi có ý nghĩa.

Kob giải thích: “khi đọc bài viết của nhau và đưa ra phản hồi, học sinh phải thảo luận về một điều họ thích về bài viết của người kia, một điều họ ước người đó đã làm khác đi và một điều họ băn khoăn (ví dụ, một nhân vật chính cảm thấy thế nào hoặc phản ứng như thế nào trước một sự kiện), ”


Tác giả: Paige Tutt

NguồnTeaching Kids to Give and Receive Quality Peer Feedback

Dịch giả: Nguyễn Bích Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.