Cần đổi mới việc đào tạo giáo viên để tích hợp nội dung và ngôn ngữ vào việc học

BBT: Ngoài việc chú trọng đến đổi mới các phương pháp dạy và học, những cải tiến trong quy trình đào tạo giáo viên cũng nên được quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Quy trình đào tạo giáo viên truyền thống hiện nay được cho là cần đổi mới để đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn của xã hội và nền giáo dục mới. Bạn nghĩ đó là những đổi mới nào?

Bài viết dưới đây cũng là một câu trả lời thú vị. Hãy cùng FLC tìm hiểu bạn nhé!  


Ở các quốc gia “đa ngôn ngữ”, tiếng Anh thường được sử dụng trong việc học thông qua đọc và viết hoặc nói và nghe. 

Người học cảm thấy thoải mái khi sử dụng các cấu trúc, cụm từ và thuật ngữ tiếng Anh cụ thể trong mỗi môn học ở trường sẽ thành công hơn trong học tập. Do đó, có một số hệ thống trường học đã hướng tới việc dạy ngôn ngữ và nội dung môn học cùng một lúc. Tổ chức chương trình giảng dạy này được gọi là “Language Across the Curriculum”1 hay “English Across the Curriculum” ở Nam Phi. Điều này là do tiếng Anh là ngôn ngữ học tập và giảng dạy từ lớp 4, thường là khi học sinh 10 tuổi.

Chiến lược “English Across the Curriculum” là phát triển các kỹ năng tiếng Anh không chỉ từ lý thuyết tiếng Anh mà còn qua các môn học khác. Chiến lược này tập trung đến cách tiếng Anh được sử dụng để phát triển kiến thức trong các môn học khác như khoa học sự sống ( Life Sciences)2, toán học hoặc địa lý.  

Nhận thấy tầm quan trọng của cách tiếp cận này, Sở Giáo dục cơ bản ( Department of Basic Education – DBE ) của Nam Phi đã xuất bản sổ tay hướng dẫn giảng dạy “English Across the Curriculum” vào năm 2014. Sổ tay này cung cấp giáo viên trung học các hoạt động môn học cụ thể và demo3 bài học để họ có thể làm theo chiến lược này.

Nhưng vào năm 2017, Sở báo cáo rằng các giáo viên trung học không sử dụng chiến lược “English Across the Curriculum” như mong đợi. Điều này dẫn đến một số học sinh trung học sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức môn học. Học sinh sẽ không hiểu được các khái niệm môn học và kỹ năng cụ thể.

Chúng tôi quyết định tìm hiểu xem liệu vấn đề này có nảy sinh từ quá trình đào tạo giáo viên hay không. Nghiên cứu của chúng tôi khám phá giáo sinh4 ở các trường đại học khác nhau sẽ chuẩn bị cho việc dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ như thế nào. 

Các giáo sinh thừa nhận tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ tiếng Anh thông qua môn học, nhưng hầu hết họ chỉ ra rằng việc chuẩn bị để sử dụng chiến lược “English Across the Curriculum” phần lớn là ngẫu nhiên. Chương trình giảng dạy của họ không đảm bảo thực hiện chiến lược này.

Hơn thế nữa, họ hiếm thấy giảng viên của mình thực hiện chiến lược này.

Chuẩn bị cho giáo viên

Chúng tôi đã tổ chức một vài cuộc thảo luận nhóm với 102 sinh viên năm cuối cử nhân giáo dục từ ba trường đại học ở Nam Phi.  

Sở Giáo dục Đại học, Khoa ọc và Đổi mới cũng hỗ trợ chiến lược “ English Across the Curriculum ”. Họ tuyên bố rằng các giáo viên nào mà hoàn thành một chứng chỉ chuyên môn phải thành thạo ít nhất một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi như một ngôn ngữ học tập và giảng dạy. 

Chúng tôi thấy rằng tại Đại học A, không có các khóa học hoặc hoạt động “English Across the Curriculum”. Khóa học gần nhất đến “English Across the Curriculum” là “Academic literacy”4. Nhưng đây là một khóa học chung mà tất cả sinh viên năm nhất phải tham gia để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và nó không liên quan nhiều đến “English Across the Curriculum”. 

Tại Đại học B, họ có chương trình giảng dạy  “English Across the Curriculum”. Chương trình giảng dạy này cho phép sinh viên lựa chọn giữa hai ngôn ngữ giảng dạy, đó là tiếng Afrikaans và tiếng Anh. Các giáo sinh chọn tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy đã đăng ký một số khóa học được mô hình hóa thep cách truyền tải ngôn ngữ và chủ đề học tại năm 4. Các giảo sinh tự tin sẽ thực hiện được chiến lược “English Across the Curriculum” trong tương lai. Nhưng họ lo lắng sẽ không thấy các giảng viên của mình sử dụng chiến lược này. 

Tại Đại học C, các giáo sinh sẽ học khóa học “English Across the Curriculum” trong năm 4 của họ. Mục đích của khóa học này là chỉ dẫn giáo sinh về cách người học đạt các kỹ năng ngôn ngữ để phát triển quá trình tư duy của người học trong một môn học cụ thể. Khóa học này tập trung vào cách giáo sinh có thể sử dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong việc học.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng giáo sinh không tự tin rằng họ có thể tạo một môi trường học lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Họ không có hiểu biết thấu đáo về việc tích hợp các kỹ năng tiếng Anh và việc giảng dạy các môn học.

Một số trường đại học, như Đại học B, đang nỗ lực chuẩn bị giúp giáo sinh đi theo cho chiến lược English Across the Curriculum. Ở những trường đại học khác, như A và C, họ không làm như vậy. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa chính sách và thực tiễn. 

Xác định điểm yếu 

Không có phương pháp giảng dạy hoàn hảo nào để giúp học sinh thực hành “English Across the Curriculum”. Nhưng có một số cách mà các trường đại học có thể sử dụng.

Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đề xuất sử dụng kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành cho phương pháp giảng dạy nội dung. Điều này khác với chiến lược hiện tại trong việc đào tạo giáo viên, trong đó tiếng Anh được sử dụng cho các hoạt động học thuật nhưng không nhằm nâng cao trình độ thông thạo của từng môn học cụ thể. 

Trong cách tiếp cận mà chúng tôi đề xuất, giảng viên ở các bộ môn khác nhau nên sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy. Điều này vượt ra ngoài các hình thức ngôn ngữ như từ vựng và ngữ pháp. Cách tiếp cận này xem xét cách ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp một chủ đề cụ thể. 

Tất cả các hoạt động học tập như bài giảng, dạy học vi mô (Microteaching)5, lập kế hoạch bài học, lập hồ sơ, bài tập phản xạ và thực hành giảng dạy nên được sử dụng để phát triển kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành cho giáo viên. 

Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi đã khởi xướng cho các trường đại học với khoa giáo dục của họ cùng nhau thảo luận về cách tiếp cận này. Nhưng việc lập kế hoạch để phát triển đồng thời kiến thức ngôn ngữ và môn học của giáo sinh không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi phải xem xét lại việc đào tạo giáo viên, xây dựng lại nền tảng kiến thức cho giáo sinh và giúp phát triển chuyên môn cho các giảng viên dạy giáo sinh.

Với tính tư duy sáng tạo, các trường đại học và cơ quan chính phủ có thể tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao sự thành công trong học tập của học sinh thông qua việc học ngôn ngữ và chủ đề môn học.

Language Across the Curriculum – English Across the Curriculum Là một chương trình bổ túc ngoại khóa cho học sinh cơ hội sử dụng các kỹ năng của mình bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh trong các môn học không phải là ngoại ngữ.
Life Sciences – khoa học sự sống Khoa học sự sống hay khoa học đời sống bao gồm các lĩnh vực khoa học liên quan đến việc nghiên cứu khoa học của các sinh vật sống – như là vi sinh vật, thực vật, động vật và con người – cũng như những lãnh vực liên quan như đạo đức sinh học.
Student teacher – Giáo sinh Sinh viên trường sư phạm (thường chỉ sinh viên đang kiến tập hoặc thực tập giảng dạy ở một trường nào đó).
Literacy Khả năng thành thạo đọc và viết.
Microteaching – dạy học vi mô Nghĩa là có thể chia một tiết học bình thường thành những tiết học nhỏ, ngắn. Dạy học vi mô thể hiện rõ nhất bản chất ở giai đoạn tập giảng, giảng viên (GV) cần chia nhỏ các hoạt động.
Demo  Tên viết tắt trong tiếng anh là demonstration có nghĩa là thử nghiệm.

Tác giả: Nhlanhla MpofuMncedisi Maphalala

Nguồn: Teacher training needs a rethink to integrate language and subject learning

Biên dịch: Hoàng Đức Phát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.